Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[ Người bệnh hỏi ] Khó tiểu phải làm sao? [ Bác sĩ chuyên khoa giải đáp ]

Tham vấn y khoa :

Khó tiểu phải làm sao? Đi tiểu phải rặn là bệnh gì. Có cách trị khó tiểu tại nhà không? Là thắc mắc của rất nhiều người khi không may gặp phải hiện tượng này. Và để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời thông qua câu hỏi dưới đây.

Hỏi:

Em năm nay 25 tuổi, hai tuần nay em  bị buồn tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu em đều phải rặng. Hơn nữa, lại thường xuyên bị tiếu rắt, tiểu buốt. Nước tiểu có mùi khai nồng rất khó chịu.

Bác sĩ cho em hỏi, khó tiểu là bệnh gì? Khó tiểu phải làm sao? Có thể điều trị khó tiểu tại nhà không?. Bởi em rất e ngại khi đến bệnh viện.

(Thành Lập- Đồng Nai)

BÁC SĨ GIẢI ĐÁP KHÓ TIỂU PHẢI LÀM SAO?

Theo bác sĩ Hà Văn Hương- Bác sĩ CK I nam học- với gần 40 năm công tác trong nghề. Hiện đang phụ trách khám và điều trị các bệnh lí nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Phòng khám ĐK QT HCM cho biết:

Bác sĩ Hà Văn Hương giải đáp thắc mắc Khó tiểu phải làm sao?

Tiểu khó là tình trạng khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu mới ra được nước tiểu. Mỗi lần đi tiểu, người bệnh phải mất khoảng thời gian từ 5-10 phút. Đặc biệt, với những người khó tiểu họ lại thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên , mỗi khi đi tiểu người bệnh sẽ bị tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí là buồn tiểu nhưng lại không tiểu được.

Tiểu khó thường chia ra làm các trường hợp sau:

  • Tiểu không hết: Là hiện tượng vừa đi tiểu xong nhưng người bệnh vẫn còn muốn đi tiểu tiếp
  • Đi tiểu nhiều lần: là hiện tượng 5- 10 phút người bệnh sẽ lại đi tiểu
  • Khi đi tiểu, tia nước tiểu yếu, thường nhỏ giọt. Người bệnh phải rặn mạnh tia nước tiểu mới phóng ra ngoài được.
  • Tiểu bị đau và tiểu gắt.

Với thắc mắc khó tiểu phải làm sao? bác sĩ Hương cho biết: Trước tiên người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm. Dựa vào kết quả bác sĩ sẽ lựa chọn ra phác đồ điều trị. Bởi , hiện tượng khó tiểu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lí liên quan đến nam phụ khoa cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Vậy tiểu khó là bị làm sao?

Cũng theo bác sĩ Hương, hiện tượng  tiểu khó do rất  nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là do yếu tố về sinh lý nhưng cũng có thể là do bệnh lý.

Vì thế, muốn biết chính xác hiện tượng tiểu khó là do yếu tố nào.  Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị.

Trong trường hợp, tiểu khó do nguyên nhân sinh lý gây ra. Người bệnh không cần phải quá lo lắng. Các bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ  ăn uống. Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và khoa học thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Còn nếu, tiểu khó do các bệnh lí nam khoa, phụ khoa hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Người bệnh không được chủ quan. Bởi  đây đều là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng ngày. Nguy hại hơn còn khiến người bệnh phải đối  mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe sinh sản.

Vì thế, khi thấy hiện tượng tiểu buốt- tiểu rắt kèm thêm các hiện tượng khác đi kèm như: nước tiểu có mùi khai nồng, nước tiểu có lẫn dịch mủ và máu, kèm thêm hiện tượng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi…Bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa. Không nên chần chừ kéo dài mức độ nguy hại của bệnh. Bởi càng để lâu, bệnh sẽ càng khó điều trị, cũng như mức độ nguy hại càng lớn.

8 bệnh lí gây tiểu khó – cần thăm khám sớm và điều trị ngay

Các bệnh lí có thể khiến các bạn bị tiểu khó, tiểu buôt, đi tiểu phải rặn như:

Khó tiểu- dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo

Là bệnh lí do  vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), Chlamydia, Trichomonas, virus Herpes và nấm Candida gây ra.

Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay nữ giới bị mắc bệnh viêm niệu đạo cao hơn nhiều lần so với nam giới.

Triệu chứng nổi bật , dễ nhận biết của bệnh chính là chứng tiểu khó. Ngoài ra, người bệnh còn thấy bản thân có các triệu chứng khác như:

  • Dịch nhầy xuất hiện nhiều
  • Lỗ niệu đạo bị chảy mủ
  • Khi đi tiểu người bệnh sẽ bị tiểu buốt, tiểu rắt
  • Nước tiểu đục, có mùi khai nồng
  • Cuối bãi nước tiểu có mủ hoặc có máu kèm theo
  • Mỗi khi giao hợp với bạn tình, anh em sẽ bị đau nhức

Tiểu buốt-tiểu rắt dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Tiểu buốt- tiểu khó- đi tiểu nhiều lần là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Đây là bệnh viêm nhiễm phổ biến chỉ gặp ở nam giới.

Khó tiểu bệnh gì- Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây ra bệnh lí này là do thể tích tuyến tăng đột ngột khiến cho niệu đạo cảu anh em bị hẹp lại. Gây nên tình trạng tiểu khó, tiểu đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau buốt sâu ở tầng sinh môn.

Tiểu nóng- Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh lí do các loại khuẩn có hại xâm nhập gây ra những tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Khuẩn gây bệnh nhiều nhất là E.coli có nhiều trong đường ruột, tiếp đó là các vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecali,…

Tiểu nóng, tiểu khó là  dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh viêm bàng quang. Ngoài ra, khi bàng quang bị viêm nhiễm  người bệnh còn bị:

  • Nóng rát khi đi tiểu tiện
  • Niệu đạo bị đau do lượng axit trong bàng quang tăng cao.
  • Vùng xương mu đau nhức và lan rộng xuống xương chậu
  • Một số người gặp phải tình trạng đau lưng kèm theo.
Viêm bàng quang- Bệnh lí khiến bạn bị tiểu rắt-tiểu buốt

Hẹp niệu đạo bệnh lí khiến các bạn bị tiểu khó

Hẹp niệu đạo là bệnh lí thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương niệu đạo hoặc sử dụng biện pháp can thiệp bên ngoài như đặt ống thông niệu đạo, cắt bao quy đầu hoặc mổ nội soi đường tiết niệu ngược dòng,…

Tiểu khó, bí tiểu, tia nước tiểu yếu và nhỏ dần là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Hơn nữa, mỗi khi đi tiểu, người bệnh phải gắng hết sức để rặn đào thải  nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, sau mỗi lần đi tiểu, người bệnh thường có cảm giác tiểu chưa hết và vẫn thèm tiểu.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Nội tiết tố nam bị suy giảm sẽ khiến các tế bào mô tuyến tiền liệt phát triển và tăng kích thước, gây chèn ép đường tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt  thường gặp ở nam giới lớn tuổi.

Triệu chứng nhận biết bệnh là tiểu khó và biểu hiện này thường tăng lên theo thời gian vì khối nhân xơ tuyến tiền liệt to dần.

Xơ cứng cổ bàng quang

Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân mổ cắt đốt hoặc bóc u tuyến tiền liệt.

Biểu hiện nhận biết điển hình của bệnh là tình trạng tiểu khó, tiểu không hết hoặc tiểu cần phải rặn mạnh

Ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài triệu chứng đau nhức, khó chịu, ung thư tuyến tiền liệt còn gây khó tiểu. Đồng thời, bệnh còn kèm theo biểu hiện tiểu lẫn máu hoặc xuất tinh có máu

Sỏi kẹt niệu đạo, sỏi bàng quang

Khó tiểu xảy ra đột ngột hoặc tia tiểu đột ngột nhỏ và yếu dần nguyên nhân là do sỏi kẹt niệu đạo gây nên

Tiểu khó, tiểu buốt cho dù là bệnh lí nào gây nên. Nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Sức khỏe, chức năng sinh sản, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thếkhi bị tiểu khó phải làm sao? là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân đặc biệt quan tâm.

Bị  khó tiểu phải làm sao?

Trước hết, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng để bác sĩ tiến hành thăm khám. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân, sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như quá trình sử dụng thuốc. Nếu thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào khác, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải:

  • Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn như: Bơi, đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, … để khí huyết trong cơ thể được lưu thông. Bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng. tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi tiểu.
  • Không được nhin tiểu
  • Không nên ngồi quá lâu để tránh làm ứ đọng nước tiểu khiến cho việc tiểu tiện gặp khó khăn
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà để điều trị. Tránh trường hợp điều trị sai , khiến bệnh ngày một nặng hơn.
  • vệ sinh vùng kín đúng cách
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
  • Nên thăm khám sức khỏe định kì và thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Chia sẻ cách trị khó tiểu tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên

Hiện tượng tiểu khó tuy không đe dọa trực tiếp đến mạng của người bệnh. Tuy nhiên các bệnh lí gây ra hiện tượng tiểu khó, tiểu buốt lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng sinh snar của người bệnh. Các bệnh lí này có thể khiến người bệnh bị vô sinh hiếm muộn khi bệnh phát hiện muộn, điều trị sai phương pháp.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho mình, ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó. Nước tiểu có mùi khai. Người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh sớm tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược dưới đây để khắc phục tình trạng tiểu khó cho mình tại nhà an toàn và cũng khá hiệu quả.

Xử trị bí tiểu cấp tại nhà bằng bí đao

Bí đao là loại quả khá quen thuộc và phổ biến trong các mâm cơm hàng ngày của người dân Việt Nam.

Với tính mát, bí đao được coi là một vị thuốc quý có thể xử lí tình trạng bị tiểu cấp tại nhà một cách hiệu quả. Các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 miếng bí đao to bằng bát ăn cơm. Sau đó rửa sạch, gọt vỏ và giã lấy nước để uống.

Chữa bí tiểu tại nhà bằng bí đao hiệu quả an toàn

Bên cạnh đó, các bạn có thể ăn sống bí đao hàng ngày hoặc luộc bí đao để ăn tùy thích.

Các bạn chỉ cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian liên tục từ 5- 10 ngày. Hiện tượng tiểu khó của bạn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

Chữa tiểu nóng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây được biết đến là loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Trong đó bao gồm chứng tiểu nóng do một số bệnh lí gây ra.

Mỗi ngày các bạn chỉ cần uống một cốc bột sẵn pha với nước ấm hoặc quấy đều bột sắn giống như bột để ăn hàng ngày. Triệu chứng tiểu nóng của các bạn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

Bèo cái- Thảo dược chữa tiểu rắt hiệu quả và đơn giản

Bèo cái tưởng chừng là vô dụng nhưng thực chất lại là thảo dược có công dụng rất lớn trong việc lợi tiểu. Với những bệnh nhân bị tiểu rắt, chỉ cần chuẩn bị 1 nắm bèo cái rửa sạch bỏ rễ cùng với một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề.

Tất cả các thảo dược này đem rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Đợi cho nguội, sau đó lấy một vốc to cho vào ấm để sắc, lấy nước uống hàng ngày.

Mề gà

Người bị tiểu khó tiểu rắt chỉ cần lấy khoảng 20 cái  da màu vàng trong mề gà. Sau đó rửa sạch để khô rồi rang cho cháy và đem đi tán nhỏ mịn.

Tiếp đó, chia nhỏ số bột  đã tán ra làm 4 lần rồi hòa với nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những bài thuốc kể trên để uống.

Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần phải kiêng ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu để không gây kích ứng bàng quang. Giúp cho việc kiểm soát tình trạng tiểu rắt hiệu quả.

Chữa đái rắt bằng rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình vào những ngày hè. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn là thảo dược điều trị tiểu rắt tiểu bốt khá hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm rau mồng tơi rửa sạch sau đó đem nấu để lấy nước uống hàng ngày. Người bệnh có thể uống nước rau mồng tơi luộc thay nước lọc.

Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu bằng râu ngô hiệu quả

Từ lâu, râu ngô được biết đến là vị thuốc rất hữu hiệ trong việc điều trị các bệnh lí như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu khá hiệu quả.

Với tính mát vốn có, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt giải độc và cực kì lợi tiểu. Người bệnh chỉ cần uống 1-2 cốc râu ngô tươi nấu mỗi ngày. Sau một thời gian ngắn, hiện tượng tiểu khó tiểu rắt, tiểu ngắt quãng,… sẽ được cải thiện một cách hiệu quả và an toàn.

Với những thông tin mà bác sĩ Hà Văn Hương vừa cung cấp. Hi vọng đã giúp cho bạn Thành Lập cũng như các bạn khác đang gặp phải tình trạng tiểu khó biết được chính xác những nguyên nhân, bệnh lí gây ra hiện tượng này. Cũng như có câu giải đáp cho thắc mắc Khó tiểu phải làm sao.

Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào về vấn đề này hãy Click TẠI ĐÂY. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và giải đáp giúp các bạn. Chúc các bạn sức khỏe!