Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[Ngứa vùng kín khi mang thai]: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Tham vấn y khoa :

Ngứa vùng kín khi mang thai có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, chị em nên cẩn trọng khi gặp triệu chứng này. Tốt nhất, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nội dung bài viết dưới đây bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM sẽ có những tham vấn xung quanh vấn đề này. Chị em cùng tìm hiểu để nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị vùng kín bị ngứa khi mang thai.

Vùng kín bị ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu

Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em hiện đang mang thai ở tháng thứ 3. Dạo gần đây vùng kín của em bị ngứa ngáy khó chịu. Em đang rất lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và có cần điều trị không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. (Hoàng Minh Anh, Đồng Nai).

Bác sĩ trả lời:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM.

Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Xem thêm: [Ngứa vùng kín]: Dấu hiệu bất thường chị em không nên bỏ qua

Hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai là gì?

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị ngứa ngáy ở vùng kín trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thai nghén. Tình trạng ngứa có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.

Ngoài biểu hiện ngứa, thai phụ còn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Vùng kín bị nóng rát.
  • Ra nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi tanh.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt.
  • Vùng kín có mùi hôi chua.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Có thể bị sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, rét run.

Nguyên nhân bị ngứa vùng kín khi mang thai

Theo bác sĩ Vân, có rất nhiều nguyên nhân khiến ngứa vùng kín khi mang thai. Do đó, chị em cần phải thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số thủ phạm chính khiến bà bầu bị ngứa vùng kín.

Viêm nhiễm âm đạo khiến vùng kín bị ngứa khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối do nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo là một trong những nguyên nhân (chiếm 20%) khiến chị em ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn sống trong âm đạo. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, vi khuẩn sẽ phát triển quá mức. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến em bé.

Bà bầu bị ngứa sưng vùng kín do nhiễm nấm âm đạo

Bà bầu bị ngứa sưng vùng kín cũng có thể do nhiễm nấm âm đạo.

Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, pH âm đạo không ổn định. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Khiến cho vùng kín tiết khí hư có màu đục, mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó là triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, sưng ngứa vùng kín.

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 4 do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những thủ phạm gây ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 4. Biểu hiện đầu tiên của bệnh lý này đó là ngứa âm đạo.

Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E.coli gây ra. Khi bị nhiễm trùng, bệnh sẽ gây ngứa và đau rát vùng kín khi tiểu tiện.

Bệnh lây qua đường tình dục – Nguyên nhân nổi mụn ngứa ở vùng kín khi mang thai

Nếu thai phụ bỗng nhiên nổi mụn ngứa ở vùng kín khi mang thai cũng có thể do mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Điển hình như bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas…

Khi mắc các bệnh lý kể trên, thai phụ sẽ gặp triệu chứng ngứa vùng kín. Ngoài ra, còn xuất hiện triệu chứng sưng đỏ âm đạo, ra khí hư màu trắng đục, tiểu đau buốt.

Mang thai bị ngứa vùng kín do rận mu gây ra

Mang thai bị ngứa vùng kín cũng có thể do rận mu gây ra. Lúc này, chị em sẽ thấy bị ngứa ngáy xung quanh lông mu. Ngoài triệu chứng này, mẹ bầu cũng thấy nổi mẩn xung quanh mép âm đạo.

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu do thay đổi nội tiết tố

Nhiều chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu là do thay đổi nội tiết tố. Cụ thể, khi mang thai, cơ thể tiết ra nhiều hormone estrogen. Từ đó, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Do độ pH tại âm hộ

Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi, trong đó có độ pH trong âm đạo. Đây cũng chính là nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai ở nhiều bà bầu.

Khi tính kiềm ở âm hộ – âm đạo sẽ tăng lên sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

Do bệnh trĩ gây ra

Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai đối mặt với tình trạng táo bón, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi bị trĩ, vùng kín của thai phụ sẽ bị ngứa ngáy khó chịu.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Sinh hoạt gặp nhiều bất tiện: Triệu chứng ngứa ngáy khiến thai phụ không thể trập trung vào công việc. Ngoài ra, còn gây bất tiện khi quan hệ tình dục, nghỉ ngơi, vệ sinh.
  • Vùng kín bị tổn thương: Khi bị ngứa vùng kín, đa số thai phụ sẽ có thói quen gãi. Thói quen này sẽ khiến vùng kín bị tổn thương, trầy xước. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nguy cơ mắc thêm các bệnh lý phụ khoa khác: Ngứa vùng kín còn khiến chị em có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác. Điển hình như: viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ…
  • Ảnh hưởng xấu đến thai nhi: Nếu ngứa vùng kín do vi khuẩn, virus gây ra. Em bé sinh thường có thể mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, thị giác.

Xem thêm: [Nguyên nhân- Thuốc bôi] Ngứa vùng kín ở nữ giới hiệu quả

Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai

Trường hợp chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai kèm theo những triệu chứng sau cần đi thăm khám sớm.

  • Sốt cao, ớn lạnh, rét run.
  • Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.
  • Đau đầu, đau mình mẩy.
  • Khí hư ra nhiều, có tính chất bất thường như: Thay đổi về mùi, về màu sắc.
  • Rối loạn đi tiểu như tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, tiểu mủ.
  • Có tình trạng xuất huyết ở cơ quan sinh dục.
  • Âm hộ, âm đạo có mùi hôi, mùi chua, những mùi khác lạ hàng ngày.
  • Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
  • Cơ quan sinh dục viêm đỏ, xuất hiện những mảng trắng, sung huyết…

Sau khi thăm khám, tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau.

Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu

Có nhiều trường hợp ngứa vùng kín khi mang thai có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngứa không thuyên giảm, kèm theo các tiệu chứng khác. Lúc này, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Đa số, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu để chữa trị. Thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc đặt âm đạo. Chị em nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc hiệu quả.

Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng vài mẹo đơn giản

Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chị em có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây. Những mẹo này có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

  • Ăn sữa chua: Sữa chua mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, còn giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể.
  • Kem chống ngứa: Mẹ bầu có thể tìm mua các loại kem giúp hỗ trợ làm dịu cảm giác bị ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nên cẩn trọng không sử dụng các sản phẩm có thành phần hydrocortisone. Bởi hoạt chất này sẽ làm hại đến em bé nếu bạn dùng với lượng lớn.
  • Chườm lạnh: Hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước mát.
  • Lá trầu không: Rửa lá trầu không thật sạch rồi vò nát lấy nước lá. Sau đó, hòa thêm 1 chút nước sạch cho loãng bớt. Dùng nước này để lau rửa nhẹ nhàng vùng kín. Cuối cùng là dùng khăn mềm để lau khô.
  • Trà xanh: Lá trà xanh rửa sạch rồi vò nát sau đó cho vào nồi và thêm ít muối đun sôi rồi để hơi nguội rồi rửa vùng kín. Cuối cùng dùng khăn khô và mềm để lau sạch vùng kín nhẹ nhàng.

Cách đề phòng ngứa vùng kín khi mang bầu

Như vậy, ngứa vùng kín khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng tránh là điều vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho chị em trong việc phòng bệnh hiệu quả.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Không sử dụng các dung dịch lạ, thuốc mỡ hay nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.
  • Sau tiểu tiện nên sử dụng khăn mềm lau sạch vùng kín.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu. Nếu quan hệ hãy sử dụng bao cao su để hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  • Thay đồ lót thường xuyên nhất là những khi vận động nhiều. Lựa chọn quần lót có chất liệu thấm hút tốt.
  • Giai đoạn mang thai máu tăng cường lưu thông và dồn về phía tử cung vì vậy không nên cạo sạch lông ở khu vực này.
  • Khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai. Lời khuyên cho bạn đó là nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Hoặc liên hệ tới hotline 035.842.7245 hoặc Click TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể.