Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[ Chia sẻ những thông tin hữu ích] Tiểu buốt uống thuốc gì?

Tham vấn y khoa :

Tiểu buốt uống thuốc gì? Uống thuốc nào trị chứng tiểu buốt? Thuốc trị tiểu buốt hiệu quả?… Là thắc mắc của rất nhiều người. Đây cũng là thắc mắc của bạn Trung Hiếu ( 28 tuổi- quận Thủ Đức) gửi về cho phòng khám Đa khoa Quốc tế. Với nội dung như sau:

“ Chào bác sĩ, tôi có một vấn đề muốn nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ như sau: Thời gian khoảng 1 tuần trở lại đây tôi thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu rắt rất khó chịu. Dù tôi đã cải thiện những bữa ăn của bản thân bằng những thực phẩm mát nhưng không ăn thua. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tiểu buốt uống thuốc gì? Tôi xin cảm ơn,…”

Trả lời

Chào Trung Hiếu,

Rất vui và cám ơn vì bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho phòng khám của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về tiểu buốt uống thuốc gì? Thay mặt phòng khám bác sĩ Hà Văn Hương- BS CKI chuyên khoa nam học sẽ giải đáp bạn như sau:

Thế nào là tiểu buốt?

Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Cơn đau này có thể bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Tiểu buốt là dấu hiệu thường gặp phải ở các bệnh viêm nhiễm đường tiểu. Nếu người bệnh không thăm khám rất khó xác định được chính xác căn nguyên bệnh mà tìm cách điều trị. Thông thường, tiểu buốt là do những bệnh lý sau gây ra:

Viêm đường tiết niệu

Tiểu buốt là biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu xảy ra trên cơ thể. Bệnh do vi khuẩn mà phần lớn được tìm thấy là vi khuẩn Ecoli. Xâm nhập từ phân vào cơ quan sinh dục. Sau đó di chuyển ngược dòng theo niệu đạo, bàng quang, cuối cùng là thận. Bên cạnh cảm giác thường xuyên buồn tiểu, tiểu buốt, tiểu rát. Thì người bệnh còn thấy đau bụng dưới, đau lưng, cơ thể mệt mỏi,…

Nguyên nhân gây ra tiểu buốt

Viêm bể thận

Khi người bệnh bị viêm đường tiểu dẫn đến viêm bàng quan không điều trị sẽ gây nên viêm bể thận. Ngoài ra, viêm bể thận còn gặp ở những người bị tiểu đường, sỏi thận, phụ nữ mang thai. Hay người bị tắc nghẽn đường tiểu. Viêm bể thận sẽ rất nguy hiểm nếu không xử lí kịp thời sẽ gây suy giảm chức năng thận vĩnh viễn

Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng của nam giới. Giúp sản sinh tinh dịch để nuôi tinh trùng và điều tiết quá trình tiểu tiện của nam giới. Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây viêm nhiễm, tổn thương, tuyến tiền liệt sưng to. Đau đớn, tụ mủ, dẫn đến tiểu buốt, gây khó chịu

Viêm niệu đạo

Là tình trạng viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Chủ yếu do lây truyền qua đường tình dục khi người bệnh mắc bệnh chlamydia và bệnh lậu. Viêm niệu đạo cũng có thể gặp phải do tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa không phù hợp. Hay một số thủ thuật gắn ống dẫn tiểu gây nhiễm trùng. Những triệu chứng điển hình của bệnh: cảm giác tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra mủ,…

Sỏi đường tiết niệu

Là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản, sỏi thận. Sỏi đường tiết niệu kéo dài có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Nặng hơn có thể gây suy thận mãn tính. Do đó, khi có những triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu… Thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Bệnh lậu

Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm gây ra chứng tiểu buốt ở nam giới. Các vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Làm tổn thương niệu đạo và bàng quang gây chứng tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu buốt. Bệnh kèm theo chảy mủ, ra nhiều khí hư ở cơ quan sinh dục.

Tiểu buốt uống thuốc gì? 6+ loại thuốc người bệnh nên cân nhắc

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây tiểu buốt mà sẽ có loại thuốc chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc kê theo toa – thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân nhằm tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh có tác dụng chữa trị chứng đái buốt.

Thuốc Ciprofloxacin 500mg

Một số loại thuốc nhóm quinolon thế hệ 2 thường gặp trong chữa trị tiểu buốt:

–        Peflacin 400mg

–        Ciprofloxacin 500mg

Tác dụng: Ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu, từ đó làm giảm các triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần. Thường sử dụng điều trị chứng rối loạn tiểu tiện do bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thuốc không có tác dụng điều trị trong trường hợp nhiễm virus như: cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Khuyến cáo không dùng quinolon cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Vì nhóm thuốc này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương sụn khớp của trẻ em và tác động không tốt đến đến hệ thần kinh thai nhi.

Thuốc Metronidazole Micro®

Metronidazole Micro® là thuốc thuộc nhóm kháng sinh nitroimidazoles, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

Tác dụng: Ức chế các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo, viêm phụ khoa ở nữ giới giúp hệ tiết niệu hoạt quả hơn, làm giảm bệnh tiểu rắt và tiểu nhiều lần do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra.

Thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus (ví dụ như cảm lạnh thông thường, cúm).

Tác dụng phụ có thể gặp:

–        Đau đầu.

–        Chóng mặt.

–        Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

–        Mất điều hòa.

–        Có thể bị phản ứng quá mẫn.

–        Làm kết quả xét nghiệm chức năng gan không chính xác…

Nhóm kháng Alpha 1 (ức chế Alpha blockes)

Đây là nhóm thuốc giúp làm giảm chứng tiểu rắt, tiểu buốt và các rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nam giới do mắc các bệnh viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Một số biệt dược thường sử dụng:

–        Alfuzosin (Xatral, Uroxatral)

–        Terazosin (Hytrin)

–        Doxazosin (Cardura)

–        Tamsulosin (Flomax)

–        Prazosin.

Các loại thuốc này làm giãn các cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và các cơ cổ bàng quang. Từ đó, mở rộng kích thước ống niệu đạo giúp dòng nước tiểu thoát dễ dàng hơn. Cũng như làm hạn chế chứng tiểu rắt, lượng nước tiểu đi được nhiều hơn.

Để điều trị u phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả, các thuốc Alpha 1 thường được dùng kết hợp với Finasterid – thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính và đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại.

Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau đầu, đôi khi choáng váng
  • hoa mắt, chóng mặt
  • Ngạt mũi
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn cương dương
  • Xuất tinh ngược dòng.

Đối với người bệnh bị đái rắt do sỏi thận, sỏi bàng quang… Tùy thuộc vào kích thước sỏi và các loại sỏi khác nhau. Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc loại bỏ sỏi bằng phẫu thuật hoặc làm tan sỏi bằng thuốc. Sau đó sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh làm lành vết thương.

Lưu ý: Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà thuốc tư nhân bày bán thuốc trị tiểu buốt. Nhưng bạn tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng. Đặc biệt là khi chưa đi thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế. Nếu đã có kết quả thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Thì bạn nên mua thuốc đúng như trong đơn ngay tại quầy thuốc của cơ sở y tế đó.

Bên cạnh đó còn một số bài thuốc trong dân gian trị tiểu buốt như:

Chữa trị tiểu buốt bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo với tính thanh mát có tác dụng lợi tiểu, làm mát cơ thể. Đây là vị thuốc điều trị hiệu quả chứng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đỏ, có cảm giác xót khi đi tiểu tiện.

Chuẩn bị:

–        Râu ngô, kim tiền thảo, (cả khô hoặc tươi đều được): mỗi loại 100g.

–        Cỏ mần trầu tươi, cây mã đề (có thể lấy cả rễ): 100g.

–        Bột than tre (lớp vỏ mỏng bên ngoài của thân cây tre): 2g.

–        Rửa sạch các nguyên liệu ngoại trừ bột thân tre.

Hướng dẫn sử dụng:

–        Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng 1 lít nước.

–        Khi nồi sôi thì vặn lửa nhỏ và đun thêm 15 phút thì tắt bếp.

–        Chắt nước thuốc ra, để ấm và uống luôn.

–        Thực hiện 4 – 5 lần/ngày.

Trị tiểu buốt bằng cây mã đề

Cây mã đề cũng là một trong những vị thuốc Nam lành tính có tác dụng rất tốt khi áp dụng chữa trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Cây bông mã đề trị tiểu buốt

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: Mã đề, rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh: mỗi loại 100g. Bồ công anh, cam thảo dây: mỗi loại 50g. Sau đó rửa sạch và để ráo nước rồi

Cho các loại nguyên liệu vào nồi sắc, nhỏ lửa tầm 2 tiếng. Rồi chắt lấy nước uống, duy trì sử dụng trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc đem lại.

Chữa trị đái buốt bằng rễ đinh lăng kết hợp kim tiền thảo

Rễ đinh lăng kết hợp kim tiền thảo là bài thuốc nam chủ trị chứng tiểu buốt tiểu rắt và nước tiểu đục như nước vo gạo. Dưới đây là cách chuẩn bị các nguyên liệu và cách thực hiện.

Kim tiền thảo, thủy long: mỗi vị 30g, Đinh lăng, thục địa: mỗi vị 20g. Rễ cỏ tranh, huyền sâm, cầu tích, thổ linh: mỗi vị 16g. Cho các loại nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống. Nên dùng thay nước trắng hàng ngày để thấy hiệu quả.

Dùng hương nhu trắng chữa trị tiểu buốt

Lá hương nhu có tác dụng lợi tiểu, chữa trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt. Cũng như tiểu nhiều lần và nước tiểu đỏ, đi tiểu có hiện tượng nóng rát. Đây cũng là loại lá dưỡng tóc mượt mà, trị rụng tóc, làm giảm tóc gãy rụng cho các chị em phụ nữ.

Bạn cần chuẩn bị thủy long, hương nhu trắng: mỗi vị  20g. Đinh lăng, rau má: mỗi vị 25g. Thổ linh, sa tiền, chi tử, lá tre tươi: mỗi vị 16g. Sau đó cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun nước uống. Nên uống thay nước trắng hàng ngày để giảm thiểu chứng tiểu buốt.

Lưu ý: Những bài thuốc chữa tiểu buốt từ dân gian này chỉ thích hợp cho những người bệnh nhẹ, mới mắc bệnh. Vì vậy dù là bất cứ hình thức điều trị nào người bệnh cũng cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Và cần sự kiên trì, cố gắng thì việc trị bệnh mới đạt hiệu quả cao

Phòng tránh tiểu buốt tại nhà

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tiểu rắt hiệu quả, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học, cụ thể:

–        Uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để giúp làm loãng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra ngoài cơ thể.

–        Bổ sung nhiều thực phẩm tươi mát cho cơ thể như rau má, diếp cá.

–        Uống nước trái cây chứa nhiều vitamin hàng ngày.

–        Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi quan hệ tình dục, rửa từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn phát triển.

–        Không sử dụng nhiều đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia và đồ uống có ga.

–        Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.

–        Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về tiểu buốt nên uống thuốc gì? Nếu như còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, cần sự tư vấn. Hãy liên hệ qua số 035.842.7245 hoặc để lại câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY. Chuyên gia y tế sẽ liên hệ và giải đáp miễn phí.