Viêm âm đạo và những điều cần biết
Viêm âm đạo là một trong số những bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp nhất ở nữ giới. Có tới 2/3 phụ nữ đã từng mắc bệnh, chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
1. Nguyên nhân gây viêm âm đạo:
Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: Vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Chlamydia vaginitis là nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo. Bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng có thể bị bỏ qua (huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, có thể rong huyết ít, đặc biệt sau giao hợp và đau vùng hạ vị). Nhóm nguy cơ là những người có nhiều bạn tình. Bệnh có thể tiến tới viêm nhiễm sinh dục trên và đưa đến viêm dính vùng chậu gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.
Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.
Những triệu chứng chủ yếu của bệnh thường là: Ngứa âm hộ, đau rát khi giao hợp hay khi tiểu tiện. Khí hư ít dạng như vảy nhỏ, thường tăng nhiều trước khi hành kinh. Âm hộ đỏ, phù, có khí hư bột, trắng, đau khi khám. Âm đạo viêm đỏ, dễ chảy máu, tiết dịch âm đạo thường không màu không mùi. Đau bụng vùng dưới.
2. Nguy hại của bệnh viêm âm đạo
– Ảnh hưởng đến việc mang thai: Môi trường PH ở âm đạo phù hợp cho họat động của tinh trùng, nếu người bệnh bị viêm âm đạo nặng thì sẽ gây ra mất cân bằng độ PH ở âm đạo, không còn là môi trường sống của tinh trùng vì vậy làm giảm tỉ lệ thụ thai. Vì vậy, các bạn nữ nên điều trị khỏi viêm âm đạo rồi mới mang thai.
– Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác: Viêm âm đạo nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dẫn đến các bệnh viêm nhiễm khác như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung. Bên cạnh đó, khi da hoặc niêm mạc trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với mầm bệnh dễ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, giang mai, nấm…
Viêm âm đạo nếu không được điều trị thì những tổn thương mạn tính kéo dài nhiều năm tại âm đạo và cổ tử cung là điều kiện thuận lợi cho ung thư phát sinh và phát triển.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Có rất nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị viêm âm đạo. Điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, hơn nữa trong quá trình sinh nở còn có thể lây truyền bệnh cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dễ gây sảy thai, đẻ non.
– Ảnh hưởng đến sinh họat hàng ngày: Viêm âm đạo sẽ gây ra nhiều rắc rối, khó chịu đối với nữ giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh, ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng.
3. Điều trị bệnh viêm âm đạo
Điều trị viêm âm đạo do bất kỳ nguyên nhân nào cũng nên do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Không nên dùng các thuốc bán không cần kê đơn của bác sĩ vì dễ gây kháng thuốc và làm cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.
Sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra một phương án điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.
– Viêm âm đạo do vi trùng cần được điều trị mỗi ngày bằng metronidazole (Flagyl, Protostat) hoặc clindamycin (Cleocin) liên tục một tuần (thuốc uống hoặc kem bơm vào âm đạo).
– Viêm âm đạo do Trichomonas được điều trị bằng metronidazole liều cao uống một lần duy nhất hoặc liều trung bình uống ngày 2 lần liên tục một tuần. Bạn tình nam của bệnh nhân cũng cần được điều trị cùng lúc để tránh lây lan trở lại.
– Viêm âm đạo do Candida thường được điều trị bằng các gel, kem, hoặc thuốc đạn đặt thẳng vào âm đạo. Các thuốc kháng nấm thường dùng để trị viêm âm đạo do Candida bao gồm fluconazole đường uống (Diflucan), butoconazole (Femstat), clotrimazole (Gyne-lotrimin, Mycelex), miconazole (Monistat), and ticonazole (Vagistat). Thuốc sẽ có hiệu quả sau vài ngày. Phụ nữ nhiễm Candida đã tái phát nhiều lần cần được điều trị trong nhiều tuần, kết hợp với điều trị phòng – ngừa dài hạn.
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm âm đạo
– Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
– Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
– Tránh mặc trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.
– Rửa sạch màng ngăn âm đạo, nắp chụp cổ tử cung, các dụng cụ dùng để bơm thuốc diệt tinh trùng sau khi sử dụng. Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Sau khi đi đại tiện nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
Trên đây là những giới thiệu về bệnh viêm âm đạo ở nữ giới do các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh tư vấn. Nếu các bạn còn thắc mắc gì hãy nhấp chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 028.39257111 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh: Số 114 Trần Đình Xu, Quận 1, TP HCM.
Có Thể Bạn Quan Tâm