[ Chuyên gia giải đáp thắc mắc] Tiểu ra màu nâu là do đâu?
Tiểu ra màu nâu là do đâu? Hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi rơi vào tình trạng này. Hiểu được điều đó nội dung bài viết dưới đây bác sĩ Hà Văn Hương- BSCKI chuyên khoa Nam học, sẽ giups mọi người giải đáp thắc mắc này.
“ Chào bác sĩ, Tôi năm nay 33 tuổi, thời gian gần đây, trong lúc đi tiểu tôi có quan sát thấy có tiểu ra màu nâu. Không những vậy, tôi còn thường xuyên buồn tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu, thì không hết. Nên phải đi rất nhiều lần. Bác sĩ cho tôi hỏi tiểu ra màu nâu là do đâu?Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào? Tôi xin cám ơn…”
Minh Hiểu ( quận 8- TPHCM)
Tiểu ra màu nâu do đâu? Và những điều cần biết
Bác sĩ Hà Văn Hương cho biết: Tiểu ra mầu nâu là tình trạng rất nhiều người gặp phải hiện nay. Đây có thể chải là biểu hiện sinh lý thông thường, cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy tiểu ra mầu nâu ở trường hợp của bạn có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:
Mất nước- Người bệnh tiểu ra màu nâu
Mất nước là lý do phổ biến nhất khiến nước tiểu có màu nâu.Một người có thể bị mất nước vì nhiều lý do, bao gồm:
- Đổ quá nhiều mô hôi.
- Tiêu chảy.
- Sốt.
- Không uống đầy đủ nước.
Khi nhận thấy cơ thể thiếu nước, thận đối phó lại tình trạng này bằng cách tăng cường tái hấp thu. Giữ lại nước cho cơ thể, thay vì bài tiết ra nước tiểu như bình thường. Theo đó, nước tiểu sẽ bị cô đặc hơn và có màu nâu.
Mất nước và chất điện giải có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị nó tương đối đơn giản, bạn cần bổ sung để bù đắp lại lượng chất lỏng và điện giải bị mất.
- Trường hợp nhẹ, cần tăng cường uống nước
- Trường hợp vừa và nặng hơn, bạn nên sử dụng thuốc oresol, đây là một loại thuốc bù nước điện giải không kê đơn
- Trường hợp mất nước nặng nhất, bạn cần được điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ truyền nước qua đường tĩnh mạch để thay thế lượng chất lỏng bị mất.
Nếu mất nước là nguyên nhân khiến nước tiểu của bạn có màu nâu. Thì khi bạn tăng cường bổ sung chất lỏng, nước tiểu sẽ nhạt màu dần đi. Trừ khi lượng chất lỏng mà bạn bổ sung không đủ để theo kịp tình trạng mất nước liên tục.
Tiểu ra màu nâu do đâu? Do thực phẩm
Một trong những nguyên nhân khiến tiểu ra màu nâu, rất có thể do các loại thực phẩm mà bạn đã sử dụng
Sử dụng các loại thực phẩm dưới đây cũng khiến nước tiểu có màu nâu:
- Đậu đỏ
- Củ cải đỏ
- Đậu đen
- Đại hoàng
- Lô hội
- Một số thực phẩm có chứa vitamin A hoặc B.
Đó là những thực phẩm nếu ăn nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ làm nước tiểu của bạn có màu nâu. Do các chất màu thực phẩm không được hấp thu mà đào thải qua đường tiểu.
Bạn không cần lo lắng về các thực phẩm này, khi bạn cắt bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống, nước tiểu của bạn sẽ “sáng, vàng” dần lên.
Sử dụng thuốc khiến nước tiểu có màu nâu
Cũng như thực phẩm, trong một số loại thuốc có chứa thành phần có màu nâu. Hoặc bị cơ thể biến đổi sang hợp chất có màu nâu. Nên khi uống các loại thuốc này có thể làm “nâu” nước tiểu. Có thể kể đến một số các thuốc tiêu biểu như:
- Thuốc nhuận tràng có chứa cascara hoặc senna.
- Thuốc chống sốt rét như chloroquine và primaquine.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc kháng sinh như furazolidone, metronidazole, nitrofurantoin.
- Thuốc điều trị parkinson như levodopa.
Tiểu ra màu nâu là một tác dụng phụ của thuốc và thường không gây hại. Khi bạn ngừng uống thuốc, màu sắc nước tiểu sẽ dần trở về như bình thường. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp.
Viêm gan- lý do khiến nước tiểu có màu nâu
Nước tiểu màu nâu là một trong những dấu hiệu viêm gan đầu tiên và phổ biến nhất.
Khi bị viêm, gan – nhà máy chuyển hóa của cơ thể không thể hoạt động tốt nữa. Điều này khiến các chất vốn bình thường được gan hấp thu, xử lý và bài tiết bị tích tụ lại. Trong đó có bilirubin – sản phẩm thải của quá trình phá hủy các tế bào hồng cầu, có màu vàng da cam. Do đó, nước tiểu có màu nâu.
Nếu viêm gan là thủ phạm gây ra nước tiểu màu nâu thì bạn cũng sẽ gặp phải các triệu chứng kèm theo như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
- Đau khớp
- Vàng da hoặc mắt
- Phân màu đất sét
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị viêm gan, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Viêm gan không được điều trị đúng cách có thể gây ra sẹo và tổn thương vĩnh viễn cho gan. Nó được gọi là xơ gan.
Bị xơ gan tiểu ra nước tiểu có màu nâu
Nước tiểu màu nâu cũng có thể là triệu chứng của bệnh xơ gan. Đây là một tổn thương gan không hồi phục, đặc trưng bởi sự thay thế các tế bào mô gan bằng mô xơ, sẹo và hình thành các tế bào tân sinh, dần dẫn đến mất chức năng gan.
Xơ gan thường hình thành sau nhiều năm bạn chung sống với rượu bia, viêm gan hoặc các loại bệnh gan khác.
Giai đoạn đầu xơ gan có thể không gây triệu chứng, nhưng trong giai đoạn tiến triển, nó có thể khiến nước tiểu có màu nâu kèm theo các triệu chứng:
- Khó tập trung
- Khó ngủ
- Trí nhớ kém
- Phù (sưng chân)
- Cổ trướng (sưng phù ở bụng)
- Vàng da, mắt
- Yếu cơ
Nước tiểu màu nâu, đặc biệt kết hợp với vàng da, hoặc mắt, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về gan khác. Nếu bạn có các đặc điểm này, hãy đi khám bác sĩ sớm.
Tiểu ra màu nâu do đâu? Mắc tiêu cơ vân
Tiêu cơ vân là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra do chấn thương, bỏng rộng, thiếu máu cục bộ cấp tính (tắc động mạch cấp tính), nhiễm độc cấp,…
Các tế bào cơ bị tổn thương và hủy hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu. Trong đó thành phần protein của cơ bắp đi vào thận và được bài tiết dưới dạng nước tiểu. Điều này khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm.
Tiêu cơ vân kéo dài sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho thận, vì vậy điều trị sớm là rất cần thiết.
Thiếu máu tan huyết khiến nước tiểu màu nâu
Thiếu máu tan huyết là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của bạn tấn công “nhầm” các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể.
Điều này gây nên sự phân hủy huyết sắc tố – một loại protein phức tạp trong hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và carbonic từ phổi đi khắp cơ thể. Huyết sắc tố có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu.
Bên cạnh nước tiểu màu nâu, thiếu máu tan huyết còn có thể gây ra các triệu chứng như:
- Da nhợt nhạt
- Vàng da hay mắt
- Sốt
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Hoang mang
- Nhịp tim nhanh
- Khó khăn khi hoạt động thể chất.
Môt số người mắc thiếu máu tan huyết do di truyền. Một số khác phát triển bệnh sau các tình trạng y tế khác. Chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc viêm loét đại tràng.
Bệnh thận
Một số bệnh thận ví dụ như viêm cầu thận do liên cầu khuẩn có thể làm cho tiểu của bạn có màu nâu đỏ. Nhiễm trùng này thường xảy ra sau bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và thường gặp nhất ở trẻ em.
Nếu bệnh thận là nguyên nhân gây nước tiểu màu nâu, bạn cũng có thể có các triệu chứng như:
- Sưng ở mặt, quanh mắt, tay hoặc chân
- Ít cần đi tiểu, hoặc ít nước tiểu
- Mệt mỏi
Tiểu ra máu cũng khiến nước tiểu màu nâu
Khi máu lẫn trong nước tiểu, nó làm cho nước tiểu trở nên hồng, đỏ hoặc nâu. Bất cứ nơi nào trong đường tiết niệu của bạn bị tổn thương đều có thể khiến nước tiểu chứa máu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tập thể dục
- Chấn thương.
- Ung thư bàng quang hoặc thận.
- Viêm đường tiết niệu.
- Rối loạn đông máu.
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Bệnh thận.
- Hành kinh.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Phì đại tuyến tiền liệt…
Ung thư da
Khối u ác tính có thể làm cho sắc tố da rò rỉ vào máu. Theo đó nước tiểu sẽ có màu nâu. Phổ biến hơn ung thư da sẽ làm xuất hiện hoặc thay đổi bất thường về màu sắc và kích thước nốt ruồi.
Thường hiếm khi nước tiểu nâu là dấu hiệu của bệnh ung thư da nhưng bạn cũng nên cản giác với căn bệnh nguy hiểm này. Đi khám bác sĩ khi gặp phải bất kỳ bất thường nào về sự phát triển của da nhé!
Nước tiểu ra màu nâu khi nào cần khám bác sĩ
Nước tiểu màu nâu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, do đó bạn cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng kèm theo xem đó là nguyên nhân sinh lý hay do bệnh lý. Một số trường hợp nếu thấy các triệu chứng kèm theo dưới đây thì nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Tần suất nước tiểu gia tăng, hoặc giảm đi bất thường
- Nước tiểu có mùi rất nồng nặc, thậm chí đến chính bản thân bạn cũng không thể ngửi được
- Sau mỗi lần đi tiểu cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, choáng váng…
- Mỗi lần đi tiểu tiện thấy nóng rát bộ phận sinh dục
- Thường xuyên thấy khát nước, khô miệng
- Táo bón, đau đầu, đau buốt vùng hông lưng…
- Nghi ngờ trong nước tiểu có lẫn máu
Ngoài ra, nếu sau 1 thời gian bổ sung thêm nước hoặc chế độ sinh hoạt mà vẫn không đỡ thì nên thăm khám bác sĩ ngay.
Nước tiểu màu nâu cần làm gì?
Khi thấy nước tiểu màu nâu nhạt, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước hơn mỗi ngày đồng thời theo dõi các triệu chứng kèm theo. Nếu không thấy triệu chứng thuyên giảm hãy thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của bạn mà đưa ra chỉ định phù hợp, bạn có thể sẽ cần làm phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu.
Phân tích nước tiểu để tìm ra những tế bào hồng cầu, nồng độ protein, khoáng chất… thận và đường tiết niệu có vấn đề gì không. Ngoài ra, phân tích nước tiểu cũng giúp bạn tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Xét nghiệm máu sẽ giúp đo nồng độ creatinin và nitrogen niệu trong máu chính xác. Đây là các sản phẩm chất thải đã tích tụ trong máu khi thận bị tổn thương và không lọc được đúng cách. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra men gan cũng như những nguyên nhân bệnh lý khác.
Sau khi thăm khám, tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị.
Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh bạn nên: Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế những loại thức ăn hoặc các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu, trong quá trình điều trị nếu thấy bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Nước tiểu màu nâu nhạt là triệu chứng phổ biến và nhiều người mắc phải. Nếu bạn có triệu chứng này và cần được tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ tới số điện thoại: 035.842.7245. Hoặc để câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí giúp bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Có Thể Bạn Quan Tâm