Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối – Nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối có thể do chị em vệ sinh kín không sạch, rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, có những trường hợp là do mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, thai phụ cần phải cảnh giác khi gặp phải triệu chứng này.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối. Cũng như cách khắc phục hiệu quả ngay sau đây.
Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em đang mang thai ở tuần thứ 33. Thời gian gần đây vùng kín của em bị ngứa rất khó chịu. Mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng tình trạng ngứa không thuyên giảm, còn kèm theo khí hư ra nhiều. Xin hỏi bác sĩ tình trạng của em có sao không? Cách điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ! (Huyền Trang, Đồng Nai).
Bác sĩ trả lời:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM. Ngay sau đây bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Bác sĩ CKI Sản Phụ khoa của phòng khám sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối như thế nào?
Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở nữ giới mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng ngứa có thể xuất hiện ở lông mu, kẽ háng, cửa mình và hậu môn.
Xem thêm: [Ngứa vùng kín sau sinh] Nguyên nhân và cách khắc phục
Đa số, tình trạng ngứa ngáy chỉ xuất hiện thoáng qua. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện liên tục cả ngày và đêm. Mức độ ngứa có thể diễn ra râm ran hoặc dữ dội.
Một số trường hợp khác có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Cảm giác châm chích ở da;
- Vùng kín bị đau rát;
- Cơ quan sinh dục xuất hiện vết lằn như sẹo;
- Nổi mẩn, rôm sảy, mụn nước hay mụn mủ.
- Vùng kín ra nhiều huyết trắng, huyết trắng có mùi hôi.
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối. Có thể do thói quen vệ sinh hàng ngày nhưng cũng có thể do các bệnh lý. Cụ thể như sau:
Bà bầu bị ngứa sưng vùng kín do rạn da
Nguyên nhân đầu tiên khiến bà bầu bị ngứa sưng vùng kín đó là do bị rạn da.
Thông thường, khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện vết rạn ở bụng dưới, bẹn, đùi, quanh mu. Càng về sau, kích thước thai nhi phát triển thì tình trạng rạn sẽ nghiêm trọng hơn. Lúc này, các đường sọc nhỏ sẽ chuyển từ hồng sang nâu đậm.
Một số thai phụ khi bị rạn da sẽ gặp triệu chứng ngứa vùng kín, mẩn đỏ toàn thân, nổi mề đay. Đa số những triệu chứng này vô hại với sức khỏe của chị em. Nhưng nếu tình trạng này nghiêm trọng, chị em cần đi khám da liễu để điều trị kịp thời.
Bầu bị ngứa vùng kín do viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông bị tắc bởi mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn. Từ đó, hình thành nên các nốt mụn trắng, mụn mủ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bầu bị ngứa vùng kín.
Thông thường, lông vùng kín có tác dụng bảo vệ “cô bé” tránh khỏi những tổn thương. Nhưng khi mang bầu, vùng kín tiết nhiều khí hư nên luôn trong tình trạng ẩm ướt. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây tắc viêm nang lông.
Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín do nhạy cảm với sản phẩm
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi nên vùng kín sẽ nhạy cảm hơn. Nên vùng kín rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các sản phẩm như sữa tắm, chất làm mềm vải… Lúc này, vùng kín của chị em sẽ có triệu chứng ngứa ngáy vì bị kích ứng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) – Môi lớn bị sưng khi mang thai
Nếu môi lớn bị sưng khi mang thai có thể do chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết là do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh lý này không chỉ gây nhiều bất tiện trong tiểu tiện mà còn khiến vùng kín mẹ bầu bị ngứa ngáy, đau rát.
Nhói ở cửa mình khi mang thai do viêm nhiễm phụ khoa
Nhói ở cửa mình khi mang thai có thể do thai phụ bị viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Khiến cho môi trường pH ở âm đạo bị xáo trộn.
Một số tác nhân khiến vùng kín bị viêm nhiễm phải kể đến như: Chlamydia trachomatis, Hemophilus ducreyl, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Candida albicans…
Khi bị viêm nhiễm vùng kín, chị em có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Vùng âm đạo tấy đỏ, nóng rát.
- Dịch âm đạo đổi màu (xanh, vàng, xám, hoặc trắng đục như bã đậu).
- Dịch âm đạo có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường.
- Đau rát khi quan hệ hay đi tiểu.
- Một số người có thêm triệu chứng đau âm ỉ ở vùng chậu hoặc đau lưng.
Bị ngứa khi mang thai tháng cuối do mắc các bệnh xã hội
Bị ngứa khi mang thai tháng cuối cũng có thể do các bệnh xã hội gây ra. Trong đó, điển hình là bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai, hay mụn rộp sinh dục.
Mỗi bệnh lý sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Một số biểu hiện chung của bệnh xã hội gồm:
- Ngứa rát vùng kín;
- Âm hộ sưng đỏ;
- Khí hư màu trắng đục;
- Đau buốt khi tiểu tiện và khi quan hệ.
Bà bầu bị ngứa vùng kín do bệnh trĩ
Khi mang thai chị em rất dễ bị trĩ. Ở mức độ nặng, búi trĩ sẽ sưng to và sa ra ngoài gây đau đớn và chảy máu đi đại tiện. Ngoài ra, búi trĩ sẽ tiết chất nhầy khiến cho hậu môn và vùng kín bị ngứa.
Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không? Như vậy, triệu chứng này có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu chị em không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:
- Cơ quan sinh dục bị tổn thương.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
- Thai nhu có khả năng sinh thiếu tháng.
- Trẻ sinh thường có khả năng miễn dịch kém nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Do đó, nếu ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối, chị em nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối hiệu quả
Theo khuyến cáo của bác sĩ Vân, nếu vùng kín bị ngứa khi mang thai tháng cuối chị em nên hạn chế gãi. Bởi thói quen này khiến vùng da bị tổn thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Xem thêm: Bị ngứa vùng kín có nên rửa nước muối ? [Tư vấn cùng chuyên gia]
Ngoài ra, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Chữa ngứa rát vùng kín khi mang thai do vệ sinh
Nếu vùng kín bị ngứa do thói quen sinh hoạt, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi quan hệ tình dục. Lưu ý không nên sử dụng những sản phẩm có thành phần gây kích ứng.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Thay quần lót thường xuyên, lựa chọn quần lót có chất thấm hút tốt.
- Kiểm tra sữa tắm, nước giặt có thành phần gây dị ứng hay không.
- Có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên như dùng lá trầu không, lá chè xanh, nước muối để vệ sinh vùng kín.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Nếu ngứa vùng kín khi mang thai ở tháng cuối do rạn da. Chị em có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để cải thiện.
Lưu ý, chị em nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần thiên nhiên như nha đam, mật ong, dầu ô liu… Những sản phẩm này có tác dụng tạo độ ẩm cho da, hạn chế rạn da. Nhờ đó, tình trạng ngứa vùng kín cũng sẽ được cải thiện.
Chữa ngứa rát vùng kín khi mang thai do mắc bệnh phụ khoa
Thông thường, với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ áp dụng các phương pháp như oxy xanh, sóng cao tần RFA để chữa trị. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai nếu áp dụng những phương pháp này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, các trường hợp này đa số bác sĩ sẽ ưu tiên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt phụ khoa.
Tuy nhiên, không phải thuốc đặt vùng kín nào cũng có thể áp dụng cho bà bầu. Do đó, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Chữa ngứa vùng kín khi mang thai do mắc bệnh xã hội
Tùy vào từng bệnh xã hội mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
- Bệnh lậu: Người bệnh được chỉ định dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được chỉ định là thuốc điều trị nhiễm khuẩn lậu thuộc dòng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới: ceftriaxon, cefixim.
- Sùi mào gà và mụn rộp sinh dục: Sử dụng các biện pháp tại chỗ để hỗ trợ điều trị.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối. Trường hợp của bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân chính xác. Hoặc có thể gọi đến hotline 035.842.7245 hoặc Click TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn.
Có Thể Bạn Quan Tâm