Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Tham vấn y khoa :

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em cần phải thận trọng khi nhận thấy biểu hiện này. Tốt nhất, nên thăm khám kịp thời để hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu khiến chị em lo lắng

Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em năm nay 33 tuổi và đã lập gia đình. Thời gian gần đây em thường xuyên đi tiểu buốt tiểu rắt rất khó chịu. Thậm chí, thấy nước tiểu còn ra máu. Xin hỏi bác sĩ tình trạng của em có sao không và có điều trị được không ạ? (Huyền Minh, TPHCM).

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM. Ngay bây giờ thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết tiểu rắt tiểu buốt ra máu ở nữ

Thông thường, nước tiểu ở nữ giới khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt, dòng tiểu ổn định. Đồng thời, khi đi tiểu sẽ gây bất kỳ khó chịu nào.

Nếu nước tiểu chuyển sang màu đỏ tươi, có màu sắt gỉ hay màu nâu. Nước tiểu ít, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm… thì đây là dấu hiệu tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ.

Theo lý giải, sở dĩ màu nước tiểu thay đổi là do nước tiểu có lẫn hồng cầu. Thực tế, hồng cầu sẽ được giữ lại ở màng lọc thận trước khi thải ra ngoài.

Bên cạnh triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, người bệnh cũng sẽ gặp triệu chứng khác như đau bụng, đau mông, sốt, cơ thể ớn lạnh…

Nguyên nhân tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Bác sĩ CKI Sản Phụ khoa: Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu đau bụng ở nữ. Có thể là do thói quen vệ sinh không sạch gây viêm nhiễm, tổn thương vùng kín. Hoặc do quan hệ thô bạo, bừa bãi, căng thẳng, stress.

Nguy hiểm hơn, tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, phải kể đến những bệnh lý dưới đây:

Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm

Tiểu buốt ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đầu tiên, tiểu buốt ra máu có thể do chị em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Cụ thể, bao gồm các bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quàng.

Nguyên nhân khiến đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Từ đó, khiến bàng quang, niêm mạc niệu đạo, đài bể thận, cầu thận bị viêm.

Một số triệu chứng nhiễm trừng đường tiết niệu chị em nên biết:

  • Tiểu buốt tiểu rắt ra máu, châm chích khi tiểu tiện.
  • Thường xuyên buồn tiểu, đau bụng dưới.
  • Nếu nhiễm khuẩn trong thận sẽ kéo theo triệu chứng sốt cao, buồn nôn, đau vùng lưng phía hai bên sườn.
  • Khí hư ra nhiều, ngứa vùng kín.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Đi tiểu buốt ra máu do sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu ở nữ giới.

Theo đó, sỏi đường tiết niệu có rất nhiều dạng khác nhau. Điển hình như sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận hay sỏi kẹt niệu đạo. Trong quá trình di chuyển, sỏi sẽ khiến đường tiết niệu tổn thương và gây chảy máu.

Dấu hiệu nhận biết sỏi đường tiết niệu như sau:

  • Đau quặn ở thận, cơn đau diễn ra đột ngột, dữ dội. Cơn đau nghiêm trọng nhất khi vận động và giảm đi khi đi tiểu, nghỉ ngơi.
  • Thận bị đau do bể thận, đài thận tắc nghẽn.
  • Đau ở niệu quả, cơn đau xuất hiện ở vùng hố thắt lưng, sau đó lan dọc theo đường đi của niệu quản.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Đau vùng thắt lưng, sốt, rét run, nôn, ăn không ngon.

Viêm cầu thận – Nguyên nhân tiểu buốt và ra máu

Nguyên nhân tiểu buốt và ra máu tiếp theo chúng tôi muốn nói đến đó là viêm cầu thận. Đây là tình trạng tổn thương viêm cấp ở cầu thận do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu hoặc virus gây ra.

Triệu chứng nhận biết bệnh:

  • Nước tiểu có bọt, màu nước tiểu đậm hoặc có màu hồng do lẫn máu.
  • Tay chân, bụng, mặt phù nề.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu.
  • Suy thận.
  • Huyết áp và cholesterol cao.

Các khối u ở hệ tiết niệu – Thủ phạm đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ

Sự xuất hiện các khối u ở hệ tiết niệu cũng có thể là thủ phạm đi tiểu buốt và ra máu ở phụ nữ. Điển hình như u thận, u bàng quang.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thẫm do lẫn máu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Ăn uống kém, người gầy yếu.
  • Đau tức ở hạ vị.
  • Tiểu ra máu đại thể.

Đi tiểu ra máu và buốt do bệnh lý về máu

Đi tiểu ra máu và buốt cũng có thể do các bệnh lý về máu như máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính gây ra.

Một số dấu hiệu nhận biết:

  • Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Chảy máu chân răng;
  • Xuất huyết dưới da.

Đái buốt ra máu do nhiễm trùng âm đạo

Cuối cùng, đái buốt ra máu cũng có thể do nhiễm trùng âm đạo gây ra. Trong đó, phổ biến là nhiễm trùng âm đạo do vi trùng.

Khi âm đạo bị nhiễm vi trùng sẽ gây kích ứng, sưng viêm ở âm đạo. Tình trạng này cũng có thể biến chứng tới niệu đạo và bàng quang.

Triệu chứng bệnh:

  • Âm đạo ngứa rát, dịch âm đạo bất thường, khí hư có màu trắng.
  • Niêm mạc quanh âm hộ bị tấy đỏ.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ.

Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây những biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Triệu chứng tiểu rắt tiểu buốt ra máu khiến người bệnh lo lắng không dám tiểu tiện. Từ đó bệnh lý diễn biến nghiêm trọng hơn. Có thể tăng nguy cơ ung thư và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Suy giảm chức năng tình dục: Tiểu rắt, buốt ra máu ở nữ khiến môi trường âm đạo, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Cách chuẩn đoán tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Qua những thông tin trên có thể thấy những biến chứng nguy hiểm của tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ. Do đó, ngay khi có dấu hiệu này chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán bệnh như:

  • Chụp CT, cộng hưởng từ MRI.
  • Siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi.
  • Xét nghiệm tế bào học nước tiểu tìm máu vi thể hoặc tế bào ung thư.

Cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ

Cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ phụ thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ bệnh. Do đó, chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian. Bởi có thể điều trị sai bệnh, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số cách chữa phổ biến:

Chị em cần thăm khám tại các cơ sở y tế

Cách chữa tiểu ra máu tại nhà

Cách chữa tiểu ra máu tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng.

  • Bột sắn dây:

Theo Đông y, bột sắn dây có tính mát, vị ngọt nên có công dụng thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Do đó, dân gian đã biết tận dụng công dụng này để trị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu.

Cách thực hiện như sau:

+ Lấy 10g bột sắn dây hòa với 200ml nước để uống mỗi ngày.

+ Sử dụng liên tục trong 10 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

  • Râu ngô:

Râu ngô cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nên chị em có thể sử dụng để trị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch râu ngô, cho vào nồi đun với nước khoảng 5 phút.

+ Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, có thể thay thế nước lọc.

  • Rau mồng tơi:

Rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, giúp nhuận tràng. Do đó, dân gian thường sử dụng loại rau này để chữa các bệnh lý như tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch một nắm là mồng tơi, sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất.

+ Cho lá mồng tơi vào nồi đun với nước để uống thay nước lọc.

Cách chữa tiểu buốt ra máu bằng thuốc Tây y

Trường hợp tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ nhẹ, xuất hiện không thường xuyên. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc đặc trị để điều trị. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ sử dụng thuốc và liều dùng khác nhau.

Thuốc sẽ có tác dụng giảm triệu chứng ra máu, hạn chế tổn thương, sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, chị em sẽ được sử dụng một số thuốc đặc trị để hạn chế sự bài tiết nước tiểu. Giúp hạn chế tình trạng tiểu buốt, tiểu rát, ngăn nhiễm trùng bàng quang, chứng tiểu són.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc chị em cần sử dụng đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hay ngưng liệu trình.

Sử dụng thuốc Đông y chữa tiểu buốt tiểu rắt ra máu

Sử dụng bài thuốc Đông y chữa tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ được nhiều chị em tin dùng. Bởi bài thuốc Đông y có độ an toàn cao, hạn chế tác dụng phụ. Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định bài thuốc phù hợp.

Một số bài thuốc Đông y có thể kể đến như:

  • Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g, sinh địa, mộc hương, cam thảo đất mỗi vị 12g, tam thất 4g.

Sắc uống 2 lần mỗi ngày.

  • Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: Hoàng bá, quy bản, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g, tri mẫu, chi tử mỗi vị 8g, thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g.

Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.

  • Bài thuốc số 3:

Nguyên liệu: Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp, kỷ tử mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi 16g, a giao 8g.

Người bệnh sắc uống 2 lần hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Cách phòng ngừa tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Để phòng tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt trong ngày đèn đỏ, sau khi quan hệ.
  • Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng nước tẩy rửa có độ pH mạnh.
  • Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát và không mặc đồ bị ẩm ướt.
  • Đời sống tình dục lành mạnh, thủy chung với một bạn tình. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Đi tiểu tiện sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích.
  • Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả.
  • Có lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động.
  • Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh hoặc tắm, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
  • Không nên nhịn đi tiểu, mỗi lần đi tiểu cần loại bỏ hết ra khỏi bàng quang để tránh tạo sỏi.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ. Như vậy, đây là dấu hiệu nguy hiểm chị em cần đi khám và điều trị sớm. Không nên chần chừ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy liên hệ tới hotline 035.842.7245 hoặc Click TẠI ĐÂY.