Cổ tử cung lọt 1 ngón tay thì bao giờ sinh? [ Vấn đề mẹ bầu muốn biết ]
Cổ tử cung lọt 1 ngón tay thì bao giờ sinh? Là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Nhất là những người lần đầu tiên được làm mẹ. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đế này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thông qua câu hỏi của một mẹ bầu dưới đây.
Hỏi:
Em đang mang bầu ở tuần 38 nhưng hiện tại cổ tử cung của e đã lọt một ngón tay. Hiện em đang nằm viện theo dõi. Tuy nhiên, em có một thắc mắc “cổ tử cung lọt một ngón tay thì bao giờ sinh?. Mong bác sĩ tư vấn. (Lê Thảo- Bình Dương).
Bác sĩ tư vấn
Cổ tử cung lọt 1 ngón tay thì bao giờ sinh
Thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi, sau 40 tuần em bé sẽ được chào đời. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, thai chưa được 40 tuần nhưng vì nguyên nhân nào đó mà bé chào đời sớm hơn dự kiện.
Khi đến thời điểm gần sinh, cổ tử cung của thai phụ sẽ càng co giãn và mở dần. Tạo điều kiện để cho bé con chào đời một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, thai phụ còn kèm thêm các dấu hiệu khác như: nút nhầy, đau lưng, co thắt tử cung,….
Với thắc mắc cổ tử cung lọt một ngón tay bao giờ thì sinh. Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết: Quá trình cổ tử cung ở thai phụ mở sẽ diễn ra theo một tuần tự như sau:
Giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn cổ tử cung bắt đầu mở từ 1-4 cm (tương đương với 1 ngón tay). Ở giai đoạn này, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau với tần suất thấp. Các cơn đau kéo dài không dồn dập mà kéo dài ra từng cơn với khoảng thời gian cách nhau.
Trong cơn co tử cung ngôi thai sẽ xuống thấp hơn; ối phồng to hơn; màng ối căng hơn và cổ tử cung sẽ mở rộng hơn. Sau khi cơn co qua qua đi, ngôi thai sẽ lùi lại một chút. Đầu ối bắt trở nên lùng nhùng. Màng ối không căng như trước và cổ tử cung thu hẹp lại một ít.
Lúc này thai phụ có thể dùng mắt thường để quan sát phần bụng. Ở khu vực tử cung sẽ phân chia làm hai phần rõ rệt. Phần trên là phần co bóp, phần dưới là phần giãn nở.
Hai phần này phân cách nhau bởi vòng Bandl. Từ vòng thắt này trở xuống là đoạn dưới tử cung. Từ lỗ ngoài tử cung đến vòng thắt sinh lý có thể từ 7-12 cm.
Lỗ trong cổ tử cung có thể đóng kín cho đến khi xóa hết. Khi mở hết đường kính lỗ ngoài cổ tử cung lên tới 10 cm. Khi đó âm đạo thông thẳng với đoạn dưới và thân tử cung.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này còn có tên gọi là giai đoạn sổ thai. Lúc này tử cung của sản phụ sẽ mở được 4-7 cm. Kèm theo đó là các cơn đau bắt đầu đau một cách dồn dập.
Khoảng cách các cơn đau cũng sẽ rút ngắn xuống còn 5-7 phút một lần.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, cổ tử cung của sản phụ sẽ mở rộng từ 7-9 cm. Sản phụ sẽ bị đau một cách dữ dội với cường độ mạnh. Tần suất giữa các cơn đau chỉ khoảng 2 phút một lần.
Giai đoạn cuối cùng
Lúc này, cổ tử cung của sản phụ sẽ mở rộng hoàn toàn là 10 cm. Ở giai đonạ cuối, thai phụ chỉ cần rặn đẻ một cách đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Em bé sẽ chào đời một cách khỏe mạnh và bình an.
Như vậy, với thắc mắc cổ tử cung cổ tử cung lọt 1 ngón tay bao giờ thì sinh? Các mẹ bầu đã có câu trả lời. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển dạ, vì thế để em bé chào đời mẹ bầu cần phải trải qua các giai đoạn trên.
Các dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở sớm
Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu sẽ bao gồm cổ tử cung mở và các triệu chứng khác như: đau bụng, đau lưng,…kèm theo. TRong đó, cổ tử cung mở là dấu hiệu sớm cho thấy mẹ bầu đang bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 % sản phụ có dấu hiệu này. Thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra ở những thia phụ có dấu hiệu sinh non hoặc bị sảy thai.
Mẹ bầu có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết cổ tử cung đang mở sớm:
- Đau bụng liên tục, không có dấu hiệu ngừng
- Vùng xương chậu phía dưới bị đau, có áp lực nặng nề
- Phần tử cung và bụng dưới bị gò với đau nhẹ
- Dịch âm đạo tiết dịch nhiều và liên tục
- Xuất hiện máu âm đạo màu hồng hay đỏ nhạt
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu kể trên. Các mẹ bầu chưa đến tuần sinh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và theo dõi.
Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng
Cổ tử cung mở là một dấu hiệu trong quá trình chuyển dạ của các mẹ bầu. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cổ tử cũng sẽ mở nhanh hay chậm. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có các triệu khác đi kèm như đau lưng, đau bụng,… Các cơn đau sẽ tăng dần lên theo cấp số nhân. Từ 15-20 phút, sau tăng lên còn 2 phút.
Khi cổ tử cung mở đến một giới hạn nhất định, cổ tử cung sẽ dần rút ngắn lại để em bé đến gần hơn với âm đạo. Khi cổ tử cung mở đến độ 10 cm, cũng là lúc em bé sẽ chào đời.
Thực tế hiện nay, có nhiều thai phụ, cổ tử cung mở 1 ngón tay nhưng lại không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sắp sinh. Khi gặp hiện tượng này, các mẹ cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ theo dõi, có phương hướng xử lí kịp thời và hiệu quả.
Thông thường với những thai phụ, cổ tử cung đã mở nhưng không đau. Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ sử dụng thuốc co cơ, giúp thai phụ sinh theo chỉ định.
Trường hợp tuổi thai đã quá 40 tuần, thai phụ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, theo dõi để tránh trường hợp thai nhi quá già, khiến lượng nước ối bị suy giảm.
Làm thế nào để cổ tử cung nhanh mở
Đến tuần dự sinh nhưng cổ tử ucng chưa mở, thai phụ không có bất cứ dấu hiệu nào. Ngoài việc thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Các mẹ bầu có thể áp dụng các cách hướng dẫn sau:
Đi bộ nhẹ nhàng
Đây là bí quyết được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng trước khi sinh. Sau khi kiểm tra độ mở của cổ tử cung, bác sĩ thường khuyên thai phụ đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi xung quanh khu vực phòng sinh để kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn.
Khi đi lại chậm rãi, bụng của thai phụ sẽ chịu áp lực và sức nặng. Khiến thai nhi nhanh tụt xuống, chuyển động về đúng vị trí để chuẩn bị chào đời. Nhờ vậy, quá trình sinh em bé của thai phụ sẽ diễn ra nhanh hơn, cổ tử cung sẽ mở nhanh chóng.
Tiêm thuốc kích thích sinh nở
Biện pháp này thường được các bác sĩ áp dụng với những thai phụ mất quá nhiều thời gian cho quá trình sinh nở. Các loại thuốc này sẽ do bác sĩ chỉ định và có sự quan sát chuyển biến của thai phụ. Nếu không thấy có tác dụng, thai phụ có thể sẽ chuyển sang đẻ mổ.
Hướng dẫn cách kiểm tra độ mở cổ tử cung tại nhà
Trước khi tiến hành kiểm tra độ mở cổ tử cung. Các mẹ bầu cần phải thăm khám để chắc chắn thai kỳ của mình là an toàn. Có thể tự kiểm tra độ mở cổ tử cung tại nhà không? Là vấn đề rất nhiều chị em thai phụ muốn biết. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em hoàn toàn có thể kiểm tra độ mở tử cung tại nhà bằng các cách sau:
- Rửa sạch tay bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng . Tiếp đó thai phụ cần cắt móng tay để tránh viêm nhiễm và làm xước âm đạo.
- Để cơ thể ở tư thế thoải mái nhất. Có thể là nằm trên giường và mở rộng hai chân. Hoặc ngồi xổm trên sàn nhà hoặc ngồi trên bồn cầu với 1 chân đặt lên bệ ngồi.
- Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để kiểm tra cổ tử cung. Hướng lòng bàn tay lên trên và mu bàn tay đối diện cột sống. Nghiêng ngón tay hướng ra phía sau. Nếu thấy khó chịu, hãy rút tay ra.
- Đưa ngón tay vào âm đạo và đẩy sâu đến khi sờ thấy cổ tử cung. Thai phụ sẽ có cảm giác có nhiều nếp nhăn. Nên đẩy từ từ và nhẹ nhàng, không chọc ngón tay để tránh chảy máu.
- Khi cổ tử cung mở, có thể sờ thấy một quả bóng cao su chứa đầy nước, đó là túi nước ối chứa thai nhi.
- Sử dụng một ngón tay để kiểm tra ban đầu đối với cổ tử cung. Nếu có thể lồng dễ dàng thì sử dụng ngón tay thứ hai để xác định độ mở cổ tử cung.
- Tiếp tục sử dụng các ngón tay khác đưa vào âm đạo cho đến khi cảm thấy khó chịu. Số ngón tay có thể đưa vào tử cung tương ứng với độ giãn của cổ tử cung.
- Một ngón tay sẽ tương ứng với độ giãn nở là 1cm. Cổ tử cung mở 5cm tương ứng với 5 ngón tay, khi đó bạn sẽ cảm thấy bề mặt khá trơn nhẵn.
- Nếu cổ tử cung giãn nở hơn 3cm thì quá trình chuyển dạ bắt đầu. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ đàn hồi và giãn nở. Khi cổ tử cung mở 10cm là lúc bé sẵn sàng được sinh ra.
- Trong trường hợp chưa đến ngày dự sinh hoặc chưa đủ tháng mà cổ tử đã giãn nở trên 3cm. Cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phòng trừ trường hợp cổ tử cung mở sớm và sảy thai.
Mong rằng với những thông tin mà các bác sĩ chuyên khoa vừa chia sẻ ở trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc ” Cổ tử cung lọt 1 ngón tay thì bao giờ sinh”. Cùng với đó là các vấn đề liên quan khác.
Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào. Các bạn có thể Click TẠI ĐÂY. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và giải đáp giúp các bạn một cách miễn phí.
Có Thể Bạn Quan Tâm