Tiểu khó tiểu không hết là bị làm sao?
Tiểu khó tiểu không hết là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đây cũng là thắc mắc của bạn Mạnh Tùng ( 28 tuổi- Quận 6) gửi về cho phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM, với nội dung như sau:
“ Chào các bác sĩ của phòng khám, tôi có một thắc mắc muốn nhờ các bác sĩ của phòng khám giải đáp như sau: Khoảng 3 tháng trở lại đây không biết vì nguyên nhân gì tôi thường xuyên bị tiểu khó tiểu không hết. Nhất là vào ban đêm, tình trạng này thường xuyên xảy ra và khiến tôi bị mất ngủ. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tiểu khó tiểu không hết là bị làm sao? Và cách khắc phục tình trạng bệnh như thế nào? Tôi xin cám ơn,…”
Chào Mạnh Tùng
Rất vui và cám ơn vì bạn đã tin tưởng gửi thư về cho phòng khám của chúng tôi. Thay mặt phòng khám bác sĩ Lê Minh Lộc- BS CKI chuyên khoa Nam học, xin phép được trả lời bạn như sau:
Tiểu khó tiểu không hết là gì?
Tiểu khó tiểu không hết là tình trạng khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu mới ra được nước tiểu. Người bệnh thường phải đi vệ sinh rất lâu, cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Hơn nữa, người bị tiểu khó tiểu không hết lại rất hay buồn tiểu, trung bình khoảng 15 – 30 phút sẽ buồn đi tiểu một lần. Tiểu khó tiểu không hết có thể dẫn đến các trường hợp:
- Đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, vùng bụng dưới vẫn nặng và đau tức
- Tiểu nhiều lần: thường xuyên muốn đi tiểu
- Tia nước tiểu yếu, nhỏ, nước tiểu rớt xuống chân, rặn mạnh mới ra nước tiểu
- Tiểu gắt, đau khi đi tiểu
Những nguy hại của tiểu khó tiểu không hết gây ra cho nam giới
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu khó tiểu không hết sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh như sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Chứng tiểu khó khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, phải ở lại lâu trong cơ thể. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây nhiễm vào đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tổn thương bàng quang
Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang trở nên căng cứng. Nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến bàng quang bị tổn thương. Trường hợp nghiêm trọng có thể làm bàng quang tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp đúng cách.
Hại thận
Đôi khi chứng tiểu khó tiểu không hết có thể làm cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào thận. Điều này được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.
Vậy tiểu khó tiểu không hết là bị làm sao?
Với những gì bạn chia sẻ ở bên trên, rất có có thể bạn đã mắc phải một trong những bệnh lý gây tiểu khó tiểu không hết dưới đây:
Viêm bàng quang khiến nam giới bị tiểu khó, tiểu không hết
Nếu bạn bị tiểu khó, tiểu không hết rất có thể đã mắc phải bệnh lý viêm bàng quang.
Bệnh viêm bàng quang xảy ra do các loại khuẩn có hại xâm nhập. Gây ra những tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Khuẩn gây bệnh nhiều nhất là E.coli có nhiều trong đường ruột, tiếp đó là các vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecali,…Bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu khó khăn kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Khi tiểu tiện nóng rát, vùng niệu đạo đau do lượng axit trong bàng quang tăng cao.
- Vùng xương mu đau nhức và lan rộng xuống xương chậu, một số người gặp phải tình trạng đau lưng kèm theo.
Khó đi tiểu ở nam giới do viêm niệu đạo
Một trong những nguyên nhân khiến nam giới khó đi tiểu đó chính là do viêm niệu đạo gây ra.
Niệu đạo là bộ phận thuộc cơ quan của hệ bài tiết. Khi bộ phận này bị khuẩn xâm nhập sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Nếu bạn bị mắc bệnh mà không phát hiện và kịp thời hỗ trợ điều trị sớm. Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến vô sinh- hiếm muộn.
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh không nắm bắt được những dấu hiệu ban đầu. Nên thường chỉ đi thăm khám khi bệnh đã có những biểu hiện trầm trọng.
Vì thế bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu thường thấy như: Dịch nhầy chảy nhiều, chảy mủ ở lỗ niệu đạo. Lượng dịch này sẽ ra nhiều hơn vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Khi tiểu tiện sẽ thấy nước tiểu khó ra kèm với sót tức, mắc tiểu liên tục….
Cũng lưu ý đến triệu chứng viêm niệu đạo điển hình là lỗ niệu đạo sưng mẩn đỏ. Mỗi khi quan hệ hoặc xuất tinh sẽ thấy đau. Nam giới nếu gặp phải một số bệnh lý có liên quan tới bao quy đầu thì hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng đi tiểu khó khăn.
Đi tiểu khó là bệnh gì? Viêm bao quy đầu
Đi tiểu khó là bếnh gì? Viêm bao quy đầu là một nguyên nhân khiến nam giới rơi vào tình trạng bí tiểu, tiểu không hết.
Viêm bao quy đầu xuất hiện do các khuẩn xâm nhập triển dưới lớp da làm tổn thương niêm mạc dẫn tới viêm nhiễm. Nam giới có thể phát hiện những triệu chứng của bệnh như bao quy đầu đỏ, ngứa ngáy. Khi lộn lớp da ra thì thấy có dịch nhầy cùng với những vết lở loét ở phía trong.
Bệnh tiết ra các chất dịch và cặn khiến đường tiểu có thể bị nghẹt. Hoặc hiện tượng sưng tấy khiến da quy đầu bó chặt lấy dương vật. Điều này làm nước tiểu chảy ra bị cản trở gây tiểu khó.
Dài/hẹp/nghẹt bao quy đầu khiến tiểu khó tiểu không hết
Nếu nam giới bị tiểu khó tiểu không hết có thể là do dài/hẹp/nghẹt bao quy đầu gây ra.
Dài bao quy đầu là tình trạng khi cương cứng, quy đầu không thể lộ ra ngoài được nếu không có sự hỗ trợ của tay. Đây là bộ phận luôn trong trạng thái được da bao phủ toàn bộ hoặc chỉ lộ một khoảng nhỏ gần niệu đạo.
Khi nam giới bị hẹp/nghẹt bao quy đầu sẽ không thể tuột lớp da quy đầu xuống khỏi quy đầu. Hoặc khi tuột xuống những gặp khó khăn khi kéo lớp da trở lại trạng thái bình thường và có thể gây đau đớn.
Dài/hep/nghẹt bao quy đầu khiến nam giới gặp phải một số khó khăn trong quan hệ tình dục như xuất tinh sớm, khó đạt được khoái cảm, khó khăn trong việc vệ sinh quy đầu,…. Lớp da bao quy đầu quá dài khiến bựa sinh dục tích tụ gây viêm nhiễm và tắc nghẽn hệ thống đường tiểu dẫn đến tiểu khó.
U xơ phì đại tuyến tiền liệt khiến nam giới tiểu khó tiểu không hết
U xơ phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng kích thước tuyến tiền liệt tăng một cách bất thường. Khi đó, các lớp mô xung quanh bàng quang sẽ dày lên để ức chế tuyến tiền liệt phình to ra. Kết quả là, thành bàng quang trở nên dày hơn và dễ bị kích thích.
Bàng quang bắt đầu co lại thậm chí cả khi chứa lượng ít nước tiểu, gây ra việc đi tiểu nhiều lần. Cuối cùng, bàng quang bị yếu đi và mất khả năng tự làm trống, do đó nước tiểu vẫn còn lại trong bàng quang.
Bên cạnh đó, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chèn ép lên niệu quản gây chít hẹp. Đó chính là nguyên nhân gây tiểu khó tiểu không hết ở nam giới do u xơ tuyến tiền liệt gây ra.
Tiểu khó không hết do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý khiến nam giới rơi vào tình trạng tiểu khó không hết.
Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường kèm triệu chứng viêm bàng quang đái ra mủ. Đôi khi có thể gây rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu bí, tiểu không hết, tiểu gấp. Thăm trực tràng tiền liệt tuyến cũng to nhưng mềm, đau có thể nặn ra mủ.
Vì vậy để xác định chắc chắn tình trạng tiểu khó tiểu không hết ở bạn là dấu hiệu bệnh gì? Bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khôn lường cho sức khỏe.
Cách khắc phục tiểu khó tiểu không hết ở nam giới
Thông thường, tình trạng đi tiểu khó tiểu không hết sẽ do các bệnh lý kích hoạt. Chính vì vậy mà triệu chứng chỉ được khắc phục khi các bệnh liên quan được điều trị một cách triệt để. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Thăm khám và điều trị
Việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết để sớm tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết.
Dựa vào triệu chứng thường không đủ để đưa ra kết luận bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm y khoa liên quan. Kết quả từ các xét nghiệm chính là căn cứ để đưa ra chẩn đoán xác định.
Tùy thuộc vào từng bệnh lý liên quan mà sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị có thể là sử dụng thuốc hay can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Thường xuyên tái khám để kiểm soát bệnh và dự phòng phát sinh biến chứng.
Sử dụng các bài thuốc có trong tự nhiên
Một số loại thảo dược tự nhiên với các thành phần đặc trưng được cho là có tác dụng khai thông đường tiểu. Từ đó giúp cải thiện được triệu chứng đi tiểu không hết, bí tiểu, khó tiểu…
Dùng râu ngô và kim tiền thảo
Đây là 2 loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh về đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang…
Kim tiền thảo có tác dụng giãn mạch, lợi niệu có thể giúp giảm chứng đi tiểu không hết. Đồng thời rửa trôi các vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu. Còn râu ngô có cơ chế thanh nhiệt, làm mát và giải độc sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 30g râu ngô cùng 30g kim tiền thảo
- Đem rửa sạch nguyên liệu rồi để ráo
- Đun sôi với khoảng 1 lít nước trong vòng 10 – 15 phút
- Dùng uống hằng ngày như uống nước lọc
Sử dụng rau ngò tây
Các thành phần trong rau ngò tây được đánh giá là có tác dụng lọc thận rất tốt. Từ đó có thể giúp lợi tiểu, chống phù nề và làm giảm các triệu chứng đi tiểu không hết, tiểu són, bí tiểu.
Có thể sử dụng rau ngò tây nấu nước uống để khắc phục triệu chứng tiểu không hết
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau ngò tây
- Đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
- Đun với khoảng 1 lít nước đến khi còn 1/2 lít thì tắt bếp
- Chia làm 2 lần uống trong ngày
Tuy nhiên các đấng mày râu cần lưu ý rằng các biện pháp trị này chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng mà không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý, lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo an toàn. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ trước khi khắc phục triệu chứng bằng các liệu pháp tự nhiên.
Những lưu ý khi bị tiểu khó, tiểu không hết
Bên cạnh đó, nam giới cần lưu ý chăm sóc và điều chỉnh lối sống cũng có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng đi tiểu khó tiểu không hết:
- Kiểm soát cân nặng ổn định để tránh dồn áp lực lên bàng quang.
- Tránh xa rượu bia, nước có gas, thuốc lá, chất kích thích…
- Uống đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên không uống quá nhiều vào buổi tối.
- Tránh tình trạng stress, mệt mỏi kéo dài. Chú ý ngủ đủ giấc để giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh.
- Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần dinh dưỡng.
Đi tiểu khó tiểu không hết là hiện tượng cần được can thiệp sớm để tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Bởi đây chính là một trong những triệu chứng liên quan đến rất nhiều bệnh lý. Bạn cần thăm khám sớm và chú ý tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ là cách tốt nhất giúp cải thiện vấn đề.
Chúc bạn sức khỏe!
Có Thể Bạn Quan Tâm