[ Làm sao ] chấm dứt tình trạng ngứa vùng kín và có mùi hôi ?
Ngứa vùng kín và có mùi hôi là bệnh gì. Có nguy hiểm không. Khắc phục tình trạng này như thế nào. Chị em nên đến đâu để thăm khám và điều trị.?
Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề ngứa vùng kín có mùi hôi. Nổi bật trong đó là thắc mắc của bạn Vân Anh- Tân Bình. Nội dung câu hỏi như sau : ” Chào bác sĩ! thời gian gần đây, cô bé của em thường xuyên bị tiết dịch, dịch có mùi hôi; thêm vào đó là bị ngứa. Bác sĩ cho em hỏi, em như thế là bị bệnh gì. Có nguy hiểm không, chữa như thế nào.? Em xin cảm ơn.”
Ngứa vùng kín và có mùi hôi là bệnh gì?
Vùng kín bị ngứa có mùi hôi là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải. Sau đây sẽ là sự giải đáp của bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CK II Sản phụ khoa về vấn đề này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị ngứa vùng kín. Nhưng nếu vùng kín bị ngứa, kèm thêm mùi hôi khó chịu phần lớn là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm sau:
Vùng kín bị ngứa có mùi hôi- dấu hiệu bệnh viêm âm đạo do nấm men Candida gây ra
Đây là bệnh lí mà hầu như rất nhiều chị em gặp phải. Triệu chứng của bệnh chính là:
- Vùng kín có mùi hôi và ngứa
- Tấy đỏ, ngứa và đau rát vùng kín.
- Khí hư tiết ra có có mùi hôi, màu trắng đóng cặn hay vón cục giống bã đậu.
Nguyên nhân gây bệnh là do:
- Vệ sinh vùng kín sai cách hoặc vệ sinh không sạch sẽ
- Chị em bị mắc bệnh tiểu đường
- Nồng độ estrogen thấp
- Quan hệ tình dục không an toàn
Vùng kín có mùi hôi và ngứa – Bệnh viêm niệu đạo
Là bệnh lí có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.
Nguyên nhân là do:
- Đường niệu đạo của nữ thường ngắn hơn so với nam giới
- Vùng kín của chị em lại luôn trong tình trạng bị ẩm ướt cho nên dễ bị vi khuẩn xâm lấn và tấn công.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh:
- Vùng kín có mùi hôi và ngứa
- Niệu đạo bị đỏ rát
- Chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh
Sau sinh vùng kín có mùi hôi- dấu hiệu bệnh viêm âm đạo do trùng roi
Đây alf bệnh lý lây truyền chính thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng của bệnh:
- Khí hư có màu xám hoặc vàng, sủi bọt và có mùi hôi nặng.
- Âm hộ bị ngứa ngáy
- Đau rát khi giao hợp
- Xuất hiện các vết lở loét ở ngoài bộ phận sinh dục.
Khí hư ra nhiều có mùi hôi- Bệnh Viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis thường được tìm thấy trong huyết trắng âm đạo của nữ giới. Vi khuẩn này lây truyền chính qua quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, nó còn lây nhiễm từ mẹ sang con. Khi bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis nữ giới sẽ thấy vùng kín của mình xuất hiện các triệu chứng sau:
- Vùng kín có mùi hôi và ngứa
- Đau buốt khi đi tiểu,
- Đau bụng nhiều vào những ngày có kinh nguyệt
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục STIs
Có rất nhiều loại bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau. Nhưng tác nhân phổ biến gây ra những căn bệnh này chủ yếu đến từ 2 loại vi khuẩn là chlamydia và Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu).
Triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
- Vùng kín bị ngứa vùng kín
- Mọc mụn bất thường ở vùng kín
- Khí hư tăng tiết nhiều…
STIs cũng đi kèm các vấn đề khác như đau trong khi tiểu và để lại những hậu quả khó lường, có thể dẫn tới vô sinh.
Xem thêm: [ Tổng hợp ] 10 + vấn đề liên quan đến ngứa vùng kín bên trong
Bệnh viêm khung chậu (viêm vùng chậu)
Viêm vùng chậu là bệnh viêm nhiễm liên quan tới các cơ quan sinh sản bao gồm: tử cung – vòi trứng – buồng trứng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi có hoạt động tình dục không lành mạnh; thói quen vệ sinh vùng kín thiếu sạch sẽ, phụ nữ mãn kinh rất hiếm khi mắc bệnh này.
Dấu hiệu của bệnh viêm khung chậu rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, 2 nhóm triệu chứng điển hình là đau bụng dưới và khí hư ra nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng sau:
- Phụ nữ bị đau bụng âm ỉ, đau dữ dội hơn khi quan hệ tình dục, đôi lúc còn có thể xuất hiện máu.
- Khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi bất thường (chuyển màu nâu, vàng hoặc xanh quánh đặc giống như mủ).
- Phụ nữ bị viêm vùng chậu thường bị rối loạn kinh nguyệt.
- Có biểu hiện sốt và ớn lạnh.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc khó tiểu, tiểu buốt.
- Bị chướng bụng,
Ung thư âm đạo – ung thư cổ tử cung
Đây là căn bệnh có tỷ lệ nữ giới mắc phải khá cao. Chị em nên chú ý dấu hiệu của cơ thể gồm:
- Âm đạo hay chảy máu, có mùi hôi
- Ngứa ngáy khó chịu
- Thường xuyên đau vùng chậu
- Dịch âm đạo như bã đậu, đau bụng dưới.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các bệnh lí nêu trên, vùng kín bị ngứa và có mùi hôi còn là do:
- Nồng độ hormone trong cơ thể chị em bị thay đổi
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách
- Vùng kín hôi và ngứa sau là do bị dị ứng dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh hoặc sữa tắm,…
- Sau khi quan hệ tình dục.
Vùng kín bị ngứa có mùi hôi gây ra biến chứng gì?
Cô bé có mùi hôi và bị ngứa có nguy hiểm không?. Là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ nữ giới. Nội dung trên, bác sĩ Dung đã chia sẻ có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị ngứa vùng kín. Trường hợp, chị em bị ngứa vùng kín do yếu tố sinh lý gây ra. Chị em không cần phải quá lo lắng. Chị em chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chế độ ăn uống phù hợp. Triệu chứng ngứa vùng kín kèm mùi hôi sẽ được khắc phục.
Nhưng nếu ngứa vùng kín kèm mùi hôi do bệnh lý gây ra. Chị em không được chủ quan coi thường. Bởi nó có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hại khó lường như:
Đời sống chăn gối bị ảnh hưởng
Vùng kín ngứa, có mùi hôi khiến chị em bị mặc cảm tự tin không dám gần gũi chồng hoặc bạn tình. Lâu dần sẽ khiến nữ giới bị lãnh cảm, khiến cho hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.
Dễ bị viêm nhiễm phụ khoa diện rộng
Các tác nhân gây bệnh nếu như không bị tiêu diệt. Chúng sẽ tấn công ngược dòng lên các cơ quan sinh sản khác và gây viêm nhiễm. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Ảnh hưởng đến quá trình mang thai
Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm niệu đạo,…là một trong những bệnh lí khiến nữ giới gặp khó khăn trong việc thụ thai. Có nhiều chị em bị vô sinh hiếm muộn do các bệnh phụ khoa gây ra.
Hơn nữa, nữ giới mang thai mà bị mác các bệnh phụ khoa. Nếu không được điều trị, các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công vào bào thai, dây rốn,.. khiến chị em bị xảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thai nhi bị dị tật.
Với các biến chứng mà ngứa vùng kín, có mùi hôi có thể gây ra khi không được điều trị sớm và triệt để. Chắc hẳn chị em đã biết được mức độ nguy hiểm mà các bệnh lý gây ngứa vùng kín có thể gây ra. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản cho mình. Ngay khi bản thân có các triệu chứng của bệnh phụ khoa. Chị em hãy nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhé!
Cách trị vùng kín có mùi hôi và ngứa
Ngứa vùng kín, có mùi hôi do nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị dứt điểm hiện tượng này, cần phải xác định chính xác nguyên nhân cũng như nắm bắt được mức độ.
Trường hợp ngứa vùng kín kèm thêm mùi hôi do các bệnh phụ khoa gây ra. Sau khi thăm khám, dựa vào mức độ, nguyên nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bệnh nhẹ sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh nặng, sẽ được điều trị bằng phương pháp nội ngoại khoa kết hợp.
Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào. Người bệnh không được tự ý sử dụng mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp sử dụng sai thuốc, sai phương pháp điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn. Kèm theo đó là các biến chứng nguy hại khó lường.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần phải:
- Chú ý đến thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hàng ngày của mình như: Dùng nước sạch để vệ sinh; không thụt rửa âm đạo; sử dụng dung dịch phù hợp.
- Nên mặc quần nhỏ làm bằng chất liệu cotton để giữ độ khô thoáng cho cô bé.
- Khi ngứa tuyệt đối không được dùng tay để gãi, tránh bị lây lan.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh và các đồ uống có ga và chất kích thích.
- Chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm và điều trị.
Xem thêm : [ Tổng hợp ] 6 + Nguyên nhân gây Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu
Khử mùi hôi vùng kín bằng lá trầu không được không?
Trong Đông y, lá trầu có mùi thơm hơi hắc, tính ấm, vị nồng và cay, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Có tới 2,4% tinh dầu chứa trong 100 g lá trầu không. Lượng tinh dầu này có tính kháng sinh mạnh, hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Ví dụ như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, … Không những thế, tinh dầu trầu không còn kháng nấm, trị virus khá hữu hiệu.
Do đó từ lâu trong đông y, ông bà ta đã sử dụng lá trầu để trị mùi hôi và các bệnh vùng kín ở nữ giới. Các phương pháp sử dụng rất đa dạng, có thể là xông hơi, ngâm rửa. Hoặc kết hợp với các thảo dược, thành phần khác để chữa bệnh vùng kín.
Lá trầu là loại lá có sẵn trong vườn nhà, sử dụng tiện lợi, tiết kiện chi phí chữa bệnh. Vì là thảo dược thiên nhiên nên nó cũng rất lành tính. Do đó, nhiều phụ nữ tin tưởng lựa chọn trầu không làm phương pháp chữa ngứa vùng kín cho mình tại nhà.
Tuy nhiên, việc lạm dụng lá trầu không thường xuyên sẽ khiến cùng kín của chị em bị mất cân bằng. Khiến cho mức độ ngứa ngày một nghiêm trọng hơn.
Mong rằng với những gì mà bác sĩ Dung vừa chia sẻ, đã giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề ngứa vùng kín và có mùi hôi. Từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả và an toàn.
Có Thể Bạn Quan Tâm