Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[ Tổng hợp ] 6 + Nguyên nhân gây Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu

Tham vấn y khoa :

Ngứa vùng kín mang thai  tháng đầu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?… Ngứa vùng kín khi mang thai  là một hiện tượng phổ biến. Và theo các bác sĩ chuyên khoa nếu như không xử  lý sớm và đúng cách, thai phụ có thể bị xảy thai. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua nội dung câu hỏi dưới đây.

Hỏi:

Chào bác sĩ, hiện em đang ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, cô bé của em thường xuyên bị ngứa, dịch âm đạo tiết ra nhiều. Em khá là hoang mang không biết vùng kín của mình bị ngứa do đâu. Có nguy hiểm không, khắc phục hiện tượng này như thế nào?. Em xin cảm ơn.

(Hương Trà-  Bình Dương)

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu do đâu?

Khi mang thai cơ thể của nữ giới có nhiều thay đổi, trong đó có hàm lượng hormone. Vì thế, ở những tháng đầu của thai kỳ, dịch âm đạo của thai phụ sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Khiến cho vùng kín của chị em luôn trong trạng thai bị ẩm ướt. Nếu thai phụ vệ sinh vùng kín không sạch, không thay quần nhỏ thường xuyên. Chị em sẽ không tránh khỏi tình trạng bị ngứa vùng kín. Hơn nữa, còn tạo cơ hội cho các tác nhân có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Vậy vùng kín bị ngứa khi mang thai do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua sự chia sẻ của bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- Bác sĩ CK II sản phụ khoa. Hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa quốc tế HCM.

Ngứa vùng kín mang thai tháng đầu do nhiều nguyên nhân gây ra

Do sự thay đổi nội tiết tố

Mang thai hormone Estrogen trong cơ thể thai phụ sẽ tiết ra nhiều hơn. Đồng thời chất glycogen cũng hình thành nhiều hơn so với trước khi mang thai. Vì thế khiến cho vùng kín của chị em luôn bị ẩm ướt. Tạo điều kiện cho tác nhân có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, gây ngứa vùng kín.

Ngứa vùng kín do vệ sinh “cô bé” sai cách

Vệ sinh cô bé hàng ngày thiếu khoa học. Thường xuyên sử dụng các loại hóa chất không phù hợp sẽ khiến vùng kín của chị em trở nên nhạy cảm hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho nấm, trùng roi xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khiến cô bé bị ngứa rát khó chịu.

Do bệnh phụ khoa

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, chị em bị ngứa vùng kín khi mang thai những tháng đầu là do bệnh phụ khoa sau gây ra:

Bệnh viêm âm đạo

Dấu hiệu của bệnh:

  • Vùng kín bị ngứa kéo dài
  • Mép âm đạo bị sưng tấy đỏ
  • Khí hư ra nhiều có mùi hôi
  • Đau rát khi quan hệ

Bà bầu bị nhiễm nấm men

Khi mang thai, cơ thể người mẹ xuất hiện những thay đổi rõ rệt đặc biệt là ở bộ phận sinh dục bao gồm: niêm mạc âm đạo da dày hơn, nhiều nếp gấp hơn, đường huyết tăng, lượng trực khuẩn Doderlein tăng nhiều làm phân hủy glycogen thành acid lactic. Khiến cho pH trong âm đạo giảm xuống. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho nấm men Candida phát triển.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi nhiễm nấm men:

  •  Ngứa ngáy cực độ tại vùng kín
  • Âm đạo đỏ rát
  • Khí hư đổi màu và có mùi hôi.

Phụ nữ nhiễm nấm men có thể gây biến chứng viêm màng ối, nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, sảy thai, sinh non hoặc suy dưỡng bào thai.

Nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh do vi khuẩn E coli gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là ngứa và đau rát vùng kín. Khi đi tiểu gặp khó khăn.

Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Sùi mào gà, giang mai, lậu,… là những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Khi bị mắc các bệnh này, chị em sẽ bị ngứa rát vùng kín. Kèm theo đó, âm hộ của thai phụ bị sưng tấy đỏ; khí hư có màu trắng đục; khi đi tiểu, chị em bị đau buốt.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu nguy hiểm không?

Vùng kín bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Dung: Ngứa vùng kín cho dù là nguyên nhân nào gây ra. Thai phụ ít nhiều cũng đều bị ảnh hưởng. Bên cạnh cảm giác không thoải mái, chị em còn lo lắng bất an không biết ngứa vùng kín của mình do đâu. Có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không?

Các biến chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải khi vùng kín của mình bị ngứa có thể kể đến như:

Sinh hoạt gặp nhiều bất tiện

Cảm giác ngứa vùng kín làm cho thai phụ không thể tập trung làm việc hàng ngày. Thậm chí còn gây ra nhiều bất tiện khi quan hệ tình dục, nghỉ ngơi, vệ sinh,…

Vùng kín bị tổn thương

Thai phụ bị ngứa vùng kín thường xuyên có thói quen gãi. Hành động này hoàn toàn sai. Bởi vì nó sẽ làm tổn thương, trầy xước cơ quan sinh dục. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn.

Nguy cơ mắc thêm các bệnh lý phụ khoa khác

Lúc mang thai bị ngứa vùng kín sẽ làm mẹ bầu tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Chẳng hạn như: viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ… Nếu mẹ bầu không sớm phát hiện bệnh kịp thời có thể dẫn đến hậu quả sảy thai, sinh non.

Ngứa vùng kín khi mang thai dễ khiến cơ quan sinh dục của chị em bị mắc các bệnh phụ khoa khác

Ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Các bệnh lý gây ngứa vùng kín khi mang thai thường do vi khuẩn, virus. Nếu em bé được sinh ra qua ngả âm đạo sẽ có thể mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, thị giác,…

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín đi gặp bác sĩ khi nào?

Bác sĩ Dung cho biết, mẹ bầu bị ngứa vùng kín cần đi gặp bác sĩ ngay và luôn khi:

  • Bị sốt cao, ớn lạnh hoặc bị rét run
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn
  • Mình mẩy bị đau nhức
  • Khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, màu sắc bị thya đổi
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu tiện
  • Âm đạo chảy máu bất thường
  • Bị đau khi quan hệ tình dục
  • Mép âm đạo bị sưng tấy, có mảng trắng bao quanh
Me bau bi ngua vung kin di gap bac si khi nao
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu trên- Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín mà cách khắc phụ sẽ khác nhau. Thông thường ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là đốt hoặc áp lạnh…. Tuy nhiên, với thai phụ thì không thể áp dụng được các biện pháp này. Bởi những phương pháp này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, hầu hết thai phụ bị ngứa vùng kín đều được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Gồm thuốc đặt; thuốc uống hoặc thuốc bôi. Tuy nhiên đặt loại thuốc nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ cũng như cơ đại của thai phụ. Mục đích là giảm thiểu tình trạng ngứa vùng kín nhưng lại không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ, sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn phải lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không được gãi
  • Không lạm dụng băng vệ sinh
  • Lựa chọn trang phục và đồ lót phù hợp
  • Hạn chế ngồi lâu ở những nơi quá nóng
  • Nên ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt

Bà bấu bị ngứa vùng kín tháng đầu có nên xông hơi không?

Đây là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Cũng theo bác sĩ Dung: Bình thường khi bị ngứa vùng kín chị em có thể xông hơi. Nhưng khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thai kỳ thì chị em lại tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này.

Bởi khi xông hơi vùng kín sẽ khiến nhiệt độ cơ thể của thai phụ bị tăng lên. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến bào thai. Nếu như nóng quá, cơ thể của người mẹ có thể tự thoát mồ hôi được. Nhưng bào thai nằm trong bụng mẹ thì không  thể thoát ra ngoài được.

Một khi thân nhiệt của thai phụ gia tăng sẽ phá hủy các tế bào trong bào thai. Đồng thời cũng như ngăn cản oxy đến bào thai. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể lên > 38 độ C, Sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé trong 3 tháng đầu tiên. Đồng thời  gây mất nước về sau trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, xông hơi còn khiến thai phụ bị chóng mặt và hạ huyết áp. Nếu như huyết áp của thai phụ bị giảm sẽ làm giảm số lượng máu dẫn đến nhau thai. Khiến bào thai chậm phát triển.

Vì những lý do kể trên, chị em tuyệt đối không nên xông hơi vùng kín khi đang mang bầu. Nhất là những tháng đầu của thai kì.

Biện pháp phòng tránh ngứa vùng kín khi mang bầu?

Để phòng tránh nguy cơ bị ngứa vùng kín khi mang thai. Các mẹ bầu cần phải:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ. Không thụt rửa âm đạo; không lạm dụng dung dịch vệ sinh
  • Nên mặc quần nhỏ rộng rãi được làm bằng chất liệu cotton
  • Dùng giấy vệ sinh sạch đề lâu chùi cô bé mỗi khi đi tiểu
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh cùng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhất là bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa.

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu phổ biến mà rất nhiều mẹ bầu mắc phải. Để hạn chế tình trạng này, chị em cần lưu ý đến các biện pháp phòng tránh nêu trên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thông qua sự chia sẻ của bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung đã giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề ngứa vùng kín khi mang thai.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, chị em hãy Click TẠI ĐÂY. Hoặc gọi điện đến số 035.842.7245 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn một cách cụ thể và chi tiết. Chúc bạn sức khỏe , có một thai kỳ khỏe mạnh.