[Tổng Hợp] Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu cần biết
Tại sao lại bị viêm đường tiết niệu hay nguyên nhân viêm đường tiết niệu là gì? Không phải ai cũng nắm bắt được. Đây cũng là nỗi niềm băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lí rất phổ biến, chỉ đứng sau các bệnh liên quan đến hô hấp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, sau đây sẽ là các nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu. Các bạn cùng theo dõi nhé!
6 Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Bệnh thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng khả năng tái phát cao. Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chức năng sinh sản của người bệnh.
Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế HCM cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu. Trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân chính sau đây:
Viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn E.Coil
Khuẩn E.Coil có tên đầy đủ là Escherichia coli. Đây được coi là vi khuẩn chính gây nên bệnh viêm đường tiết niệu.
Theo số liệu thống kê, có đến 90% người bị viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coil gây ra. Đây là một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột.
Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, nó còn lây nhiễm khi bạn đặt dụng cụ xông dẫn lưu.
Quan hệ tình dục không an toàn- Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Bởi, trong quá trình cọ sát khi giao hợp. Vi khuẩn ở cơ quan sinh dục của bạn tình sẽ lây nhiễm sang cô bé, cậu bé của bạn. Tiếp đó sẽ tấn công lên khu vực bàng quang và gây viêm nhiễm.
Nam giới bị viêm đường tiết niệu do thường xuyên nhịn đi tiểu
Trong nước tiểu vốn có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định. Nếu như các bạn thường xuyên nhịn tiểu, sẽ tạo điều kiện cho lượng vi khuẩn này phát triển sinh sôi .
Khi quá tải, chúng sẽ tấn công sang niêm mạc ở bàng quang cùng với các cơ quan khác trong hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu ở nữ do vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách. Tự ý thụt rửa âm đạo, sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh,… Không chỉ khiến cô bé bị mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa. Đây còn là nguyên nhân khiến chị em bị viêm đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, mỗi khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện. Chị em có thói quen là chùi từ sau ra trước. Do cấu tạo cơ quan sinh dục của chị em là cơ quan mở. Khoảng cách giữa âm đạo với hậu môn ngắn. Chính vì thế sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn như E. Coli từ hậu môn xâm nhập vào cô bé, gây viêm nhiễm.
Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên. Chị em còn bị viêm đường tiết niệu do không vệ sinh cô bé sạch khi đến chu kỳ kinh.
Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn có khả năng phát triển tương đối mạnh. Trong thời gian hành kinh, lượng máu kinh ra nhiều, khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Thêm vào đó máu kinh là môi trường giàu chất dinh dưỡng. Thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần. Bệnh viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục rất dễ phát sinh.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh
Khi bị mãn kinh, hệ nội tiết của chị em suy giảm. Làm cho lớp niêm mạc âm đạo và đáy bàng quang mỏng dần. Khiến cho khả năng kháng khuẩn của các bộ phận này bị suy giảm . Vì thế các vi khuẩn dễ dàng tấn công để gây viêm nhiễm.
Xem thêm: Cách nhận biết Triệu chứng viêm đường tiết niệu qua các dấu hiệu
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây thường dễ bị mắc bệnh:
- Hoạt động tình dục
Người hoạt động tình dục có xu hướng nhiễm trùng tiểu nhiều hơn người không hoạt động tình dục. Nguy cơ mắc cao hơn khi có quan hệ với nhiều người và nhiều đối tượng mới.
- Mãn kinh:
Khi mãn kinh thì nội tiết tố estrogen của người phụ nữ giảm. Dẫn tới niêm mạc tiết niệu – sinh dục teo, khô. Thêm vào đó, chất nhờn của âm đạo cũng không được tiết nhiều như thời gian trước. Do đó dẫn tới khả năng chống lại vi khuẩn cũng giảm. Vì thế, phụ nữ mãn kinh rất hay mắc viêm đường tiết niệu.
- Bất thường đường tiết niệu:
Đối với một số trường hợp có dị tật đường tiết niệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện. Nước tiểu không đi ra khỏi cơ thể bình thường. Hoặc làm thay đổi dòng chảy nước tiểu , khiến nước tiểu chảy ngược vào niệu đạo. Khiến trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu.
- Bệnh làm ức chế hệ thống miễn dịch
Nếu các bạn đang bị mắc các bệnh như: bệnh tiểu đường và các bệnh lí khác . Hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể cũng bị suy giảm theo. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Đặt ống sonde tiểu
Những người phải đặt ống sonde tiểu, khả năng mắc bệnh rất cao. Bởi các thủ thuật này sẽ làm xây xước đường tiết niệu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập theo đường ống sonde tiểu. Làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ có các dấu hiệu- triệu chứng điển hình của bệnh sau:
Đối với nam giới
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu
- Đau rát khi quan hệ
- Không đạt khoái cảm trong mỗi cuộc yêu
- Đôi khi bị xuất tinh ra máu
- Phần lưng hông bị đau
- Thường xuyên buồn nôn, kèm theo sốt cao.
Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ
Cũng giống như nam giới, khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Chị em sẽ có các triệu chứng nổi bật điển hình sau:
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Màu nước tiểu đục, có mùi khai nồng
- Thắt lưng và vùng bụng dưới bị đau
- Sốt
- Ớn lạnh
- Nôn và buồn nôn
- Đau khi giao hợp
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lí không được chủ quan và coi thường. Vì thế, khi thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên. Các bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành khám và điều trị.
Viêm đường tiết niệu ăn gì- Kiêng gì?
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiết niệu. Vì thế, khi bị bệnh, các bạn nên ăn những thực phẩm sau:
- Nước ép nam việt quốc
- Thực phẩm giàu Probiotic
- Tăng lượng vitamin C. Bằng cách bổ sung các thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày: bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi.
- Uống nhiều nước
- Trái cây và rau xanh
Bên cạnh các thực phẩm người bệnh cần ăn nêu trên. Các bạn cũng cần phải tránh các thực phẩm như:
- Cà phê
- So da
- Rượu
- Thực phẩm cay
- Thức ăn chứa chất tạo ngọt
Chữa viêm đường tiết niệu như thế nào?
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, căn cứ vào nguyên nhân, mức độ của bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Hiện viêm đường tiết niệu đang được điều trị bằng các phương pháp sau:
Điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa
Là phương pháp sử dụng các loại thuốc gồm thuốc Tây y, thuốc kháng sinh đặc hiệu. Công dụng của thuốc là tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra.
Thông thường, phác đồ viêm đường tiết niệu sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. Một số trường hợp sẽ phải dùng kháng sinh dài kỳ hơn. Đặc biệt là người bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Với những người bị viêm đường tiết niệu do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cần điều trị dự phòng, kết hợp với điều trị cùng bạn tình.
Bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng thuốc cần chú ý:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ,
- Dùng đúng thuốc, đủ liều và theo đúng thời gian quy định.
- Vẫn dùng hết thuốc ngay cả khi triệu chứng viêm đường tiết niệu đã giảm. Bởi vì vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết sẽ rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Không được tùy ý mua thuốc về sử dụng. Vì dùng sai thuốc và không đúng liều lượng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm sau này.
Các biện pháp dự phòng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tái phát
Viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát nên sau khi việc điều trị kết thúc, bệnh nhân cần:
- Tái khám kiểm tra.
- Uống thêm các loại nước như: râu ngô, bông mã đề để ngăn chặn nguy cơ tái phát.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hàng ngày. Trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
- Chị em chú ý vệ sinh từ sau ra trước, tránh để vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
- Uống nhiều nước để đường tiết niệu thường xuyên được thanh lọc. Ngăn chặn các vi khuẩn có hại phát triển gây ra viêm nhiễm.
- Tăng cường ăn các loại hoa quả, trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng tính axit. Tiêu diệt vi khuẩn bàng quang.
- Không nhịn tiểu vì có thể khiến cho vi khuẩn trong nước tiểu phát triển. Gây ra viêm nhiễm bàng quang.
- Hạn chế mặc quần lót chật, nóng, gây ẩm ướt, bí bách cho bộ phận sinh dục. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây do bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế HCM cung cấp. Các bạn đã biết nguyên nhân viêm đường tiết niệu. Triệu chứng của bệnh, cũng như những thực phẩm nên và không nên ăn.
Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị mắc viêm đường tiết niệu, các bạn chưa biết khám ở đâu tốt nhất tại HCM. Hãy gọi đến số 033 224 6037- 035 842 7245, hoặc Click Tại Đây để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp cụ thể và chi tiết.
Có Thể Bạn Quan Tâm