Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[ Tìm hiểu ] Bệnh sùi mào gà ở lưỡi cùng [ chuyên gia ]

Tham vấn y khoa :

Bài viết dưới đây sẽ là sự chia sẻ của bác sĩ Hà Văn Hương về bệnh sùi mào gà ở lưỡi như : nguyên nhân, dấu hiệu mức độ nguy hiểm. Cũng như cách chữa sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?

Bạn N.A (35 tuổi –Nhân viên Văn phòng) chia sẻ: 1 tuần nay, vòm họng, khoang lưỡi của em xuất hiện nhiều mụn thịt nhỏ li ti. Em tưởng mình bị nhiệt miệng nên mua thuốc về bôi nhưng không đỡ. Em có đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán em bị mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Em khá là sốc, không biết bệnh sùi mào gà ở lưỡi do đâu. Bác sĩ có thể tư vấn cụ thể về bệnh lí này được không? Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Hà Văn Hương tư vấn bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây ra. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, cũng như mọi giới tính. Đặc biệt nhất là những người có quan hệ tình dục không chung thủy với nhiều bạn tình cùng một lúc.

3 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính để virus HPV lây lan và phát triển. Tuy nhiên, bạn bị mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi là do:

  •  Oral Sex với đối tượng bị mắc bệnh sùi mào gà,

Tình dục qua đường miệng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên sùi mào gà ở lưỡi. Quá trình tiếp xúc của miệng và bộ phận sinh dục của người mắc bệnh sùi mào gà . Khiến miệng và lưỡi bị nhiễm virus sùi mào gà, gây nên các u nhú ở lưỡi.

Quan hệ tình dục bằng miệng là một nguyên nhân gây bệnh
  • Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh

Sử dụng đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, bát ăn cơm, cốc uống nước,… Tất cả những nguồn tiếp xúc có thể qua đường miệng của bạn. Đều có thể trở thành nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi.

  • Hôn người mắc bệnh sùi mào gà

Hành động hôn người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng . Sẽ khiến virus sùi mào gà truyền từ miệng người bệnh qua miệng đối tác của họ và gây bệnh.

Sùi mào gà ở lưỡi không chỉ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Bệnh còn  khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm tự ti. Bởi các nốt sần sùi ở lưỡi làm mất tính thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại giao tiếp với những người xung quanh.

6 dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Sau thời gian ủ bệnh từ 2- 9 tháng. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi cũng sẽ có các dấu hiệu điển hình của bệnh. Cụ thể:

  • Tại khoang miệng bao gồm lưỡi, vòm họng, thậm chí là môi sẽ xuất hiện nhiều mụn thịt màu trắng đục hoặc màu đỏ nhạt.
  • Cổ họng của người bệnh sẽ bị đau rát, và bị nóng. Khi nuốt nước bọt hoặc ăn thức ăn thì người bệnh sẽ có cảm giác đau nặng hơn. Điều này, đôi khi khiến người bệnh nhầm lẫn sang các bệnh nhiệt miệng hoặc viêm amidan.
Sùi mào gà ở lưỡi khiến cổ họng người bệnh sung tấy
  • Sau 3-5 ngày, các mảng trắng sẽ chuyển sang thành những nốt sùi nhỏ màu hồng. Có phần cuống, với hình dạng dẹt như những chiếc gai nhô lên ở lưỡi, môi, vòm họng. Lúc đầu các nốt sùi này cũng mọc đơn lẻ, nhưng sau đó chúng sẽ liên kết lại với nhau thành từng cụm giống như cái mào của con gà.
  • Khi bị virus HPV tấn công, hàm của người bệnh sẽ bị sưng khiến người bệnh bị đau nhức.
  •  Lưỡi bị tê và bị ngứa.
  • Khi người bệnh ăn đồ ăn nóng, hoặc vệ sinh khoang miệng mạnh. Sẽ khiến các nốt sùi  bị trầy xước, gây bội nhiễm. Kèm theo hiện tượng lở loét, chảy mủ và bị chảy máu.

Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, sùi mào gà ở lưỡi nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, có thể khiến bạn bị ung thư vòm họng. Đe dọa trực tiếp đến mạng sống của bạn.

Nếu các bạn đang có các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Hãy Click TẠI ĐÂY, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và giải đáp giúp các bạn.

Sùi mào gà ở lưỡi có đau không?

Cũng giống với việc bạn bị sùi mào gà ở khu vực vùng kín. Thời gian đầu, khi các nốt sùi chưa bị bội nhiễm, người bệnh sẽ không bị đau và bị ngứa.

Tuy nhiên, khi các nốt sùi ở lưỡi bị trầy xước và bội nhiễm. Khiến người bệnh bị viêm loét khoang miệng. Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau và ngứa cả khoang miệng.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi có đau không?

Sùi mào gà ở lưỡi nếu như không được điều trị kịp thời cũng như vệ sinh khoang miệng không đúng cách, sạch sẽ và đảm bảo. Các vết loét ở lưỡi do các nốt sùi gây ra có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng khoang miệng. Gây mùi hôi khó chịu. Khiến cho người bệnh mặc cảm tự tin ngại giao tiếp với mọi người.

Vì thế, khi thấy khoang miệng của mình xuất hiện các triệu chứng nêu trên. Các bạn không nên tự mua thuốc về nhà chữa trị . Cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết . Dựa vào kết quả, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.

Sùi mào gà ở miệng lưỡi có nguy hiểm không?

Sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Hà Văn Hương, bệnh sùi mào gà càng kéo dài sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh. Các nốt sùi sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như:

Gây khó khăn trong việc ăn uống

Do lưỡi bị lở loét, trầy xước . Nên khi ăn uống người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó nhai, khó nuốt nước miếng, rất khó chịu.

Gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Khi bị bệnh sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh thường có tâm lý e ngại, không dám quan hệ tình dục. Vì sợ bị đối phương phát hiện và thường có tâm lý sợ hãi, xa lánh không quan hệ tình dục. Từ đó gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Gây ung thư vòm họng

Khi bị sùi mào gà ở lưỡi người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng hoặc bị sang chấn khoang miệng. Đặc biệt, nếu người bệnh bị nhiễm tuýp virus HPV 16, 18 và không kịp thời chữa trị . Thì nguy cơ cao là người bệnh có thể bị biến chứng sang bị ung thư vòm họng.

Sùi mào gà ở lưỡi có tự khỏi được không?

Bác sĩ Hương cho biết: Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra. Đây là loại virus cực kì nguy hiểm. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc để tiêu diệt được. Vì thế bệnh sùi mào gà ở lưỡi không thể tự khỏi được. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi nếu như không được điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.

Cho nên, thay vì  trông chờ vào việc sùi mào gà ở lưỡi sẽ tự khỏi. Người bệnh  nên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình hình sức khỏe. Tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh nếu mắc bệnh. Hơn nữa còn có thể phòng tránh những biến chứng nguy hại do bệnh gây ra.

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có lây không?

Sùi mào gà là bệnh xã hội và có khả năng lây nhiễm tương đối cao. Bệnh lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục; đường máu và tiếp xúc với các chất dịch của người bệnh.

Do đó, sùi mào gà ở lưỡi có khả năng lây nhiễm cũng khá là cao. Nếu như bạn có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bằng:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng
  • Hôn người bị nhiễm sùi mào gà
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh

Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?

Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Nhất là những bệnh nhân không may bị mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

Hiện nay, virus hpv là loại virus mà y học vẫn chưa tìm ra loại vacxin để tiêu diệt một cách triệt để. Điều này đồng nghĩa với việc người bị mắc bệnh sùi mào gà sẽ phải chung sống với nó suốt đời.

Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?

Tuy nhiên, nếu như virus hpv được phát hiện sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu, lại điều trị đúng phương pháp. Bệnh sùi mào gà có thể được khống chế một cách hoàn toàn và hiệu quả.

Với thắc mắc “sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?” bác sĩ Hương cho biết:  người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị. Căn cứ vào mức độ của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đốt sùi mào gà ở lưỡi được không?

Đốt sùi mào gà là một phương pháp ngoại khoa. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần hoặc laser để điều trị.

Ưu điểm của phương pháp này chính là:

  • Áp dụng điều trị cho những bệnh nhân bị sùi mào gà ở mức độ nặng
  • Các u nhú đã phát triển to
  • Thời gian điều trị nhanh

Hạn chế:

  • Thời gian phục hồi lâu
  • Khó thực hiện
  • Đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao
  • Có thể gây tổn thương sang các cơ quan khác
  • Người bệnh phải chịu đau đớn
  • Khả năng tái phát của bệnh cao.

Nguyên lí hoạt động của phương pháp này chính là: sử dụng dòng điện cao tần để phá hủy cấu trúc của các nốt sùi. Khiến các nốt sùi bị rơi rụng.  Tuy nhiên, lưỡi là  cơ quan khá nhạy cảm. Đây lại là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh. Chính vì thế, bác sĩ thường hạn chế khi sử dụng phương pháp đốt để điều trị sùi mào gà ở lưỡi.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi các bạn cần phải:

 Tiêm vắc xin

Đây là cách được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nếu bạn chưa đến 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục thì đây là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa virus HPV tấn công.

Trường hợp bạn đã có quan hệ tình dục thì vẫn tiêm được vắc xin này. Tuy nhiên hiệu quả trong phòng bệnh không được đảm bảo hoàn toàn.

Quan hệ tình dục an toàn

Một cách ngăn ngừa sùi mào gà ở lưỡi đó là quan hệ tình dục an toàn. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục bằng đường miệng. Khi quan hệ hãy sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi.

Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác

Những đồ dùng cá nhân chính là nơi lý tưởng để các virus lây bệnh trú ngụ. Theo đó, để phòng sùi mào gà ở lưỡi bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng, khăn tăm, khăn mặt… với những người xung quanh. Đặc biệt là người mắc bệnh.

Chú ý vệ sinh răng miệng

Viêm nhiễm răng miệng sẽ khiến bệnh sùi mào gà dễ hình thành và phát triển ở lưỡi. Do vậy, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Có thể sử dụng nước muối sinh lý, các loại nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hơn.

Khám sức khỏe theo định kỳ

Thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là biện pháp phòng tránh bệnh tối ưu nhất. Giúp các bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như phát hiện sớm ra bệnh.

Hi vọng với những gì mà bác sĩ Hà Văn Hương vừa chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn.