Thời Gian Làm 8:00 - 20:00Thời Gian Làm 03.8558.1111

[Tiết lộ ] 7 + bệnh lí gây nên hiện tượng Tiểu buốt có mùi hôi

Tham vấn y khoa :

Đi tiểu buốt có mùi hôi là hiện tượng mà rất nhiều người đang gặp phải. Đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Cho nên khi thấy bản thân bị đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, mùi khét hoặc mùi trứng thối. Các bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị nhé!

Hỏi:

Chào bác sĩ, em có một vấn đề mong bác sĩ tư vấn và giải đáp giúp em. Chẳng là 2 tuần nay, mỗi khi đi tiểu em thường bị tiểu buốt. Kèm theo đó là nước tiểu đục có mùi hôi rất khó chịu. Em khá lo lắng không biết bản thân mình đang bị mắc bệnh gì? Mong nhận được hồi âm từ bác sĩ.

(Tiến Mạnh – Biên Hòa, Đồng Nai)

Bác sĩ tư vấn

Tiểu buốt là hiện tượng khi đi tiểu các bạn có cảm giác bị đau ở niệu đạo, bàng quang. Chính điều này đã khiến cho nhiều người cảm thấy lo sợ mỗi khi đi tiểu.

Thông thường, nước tiểu có mùi hơi khai. Tuy nhiên khi hệ bài tiết của các bạn bị viêm nhiễm sẽ khiến nước tiểu trở nên bất thường. Trong đó, nước tiểu có mùi hôi, kèm theo hiện tượng đau buốt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi. TRong đó có 90% là do bệnh lý gây ra. Vậy tiểu buốt-tiểu rắt, nước tiểu có mùi hôi là bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Tiểu buốt có mùi hôi nên làm gì bây giờ bác sĩ?

Tiểu buốt có mùi hôi là bệnh gì?

Theo bác sĩ Hà Văn Hương- Bác sĩ chuyên khoa nam học cho biết: hiện tượng đi đái buốt kèm thêm nước tiểu có mùi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Điển hình phải kể đến các bệnh sau:

Nước tiểu có mùi hôi ở nam giới- Phì đại tuyến tiền liệt

Là bệnh lý phổ biến ở những nam giới ở trong độ tuổi trung niên. Bệnh thường khiến nam giới bị tiểu buốt, tiểu són, tiểu ngắt quãng, thậm chí có những trường hợp đi tiểu ra máu…
Nam giới bị mắc bệnh sẽ có thể phải đối mặt với tình trạng bí tiểu cấp tính, gây nhiễm trùng đường tiểu hay suy giảm chức năng thận…

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai- do bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu bị mắc phải. Chúng ta vẫn biết tiết niệu là cơ quan được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau như: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.

Khi mang thai cơ thể của thai phụ có nhiều thay đổi. Chị em rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu như một trong các cơ quan nêu trên của chị em mà bị viêm nhiễm sẽ khiến cơ quan tiết niệu bị viêm nhiễm theo.

Tiểu buốt, tiểu rắt nước tiểu có mùi hôi là một trong những dấu hiệu của bệnh  viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, người bệnh còn thường gặp một số triệu chứng khác như:

  • Nước tiểu có màu đục,
  • Bụng dưới, thắt lưng bị đau
  • Thường xuyên bị sốt
  • Đôi khi còn tiểu ra máu tiểu ra máu,…

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng. Nguy hại hơn còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu hãy thăm khám sớm nhé!

Tiểu nhiều lần, tiểu rắt- dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lí mà chúng ta không nên bỏ qua trong việc điểm tên các bệnh lí gây tiểu buốt, tiểu rắt và đi tiểu nhiều lần.

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lí chỉ xảy ra ở nam giới. Tuyến tiền liệt là một bộ phận nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Đây là bộ phận khá quan trọng góp phần sản xuất ra tinh trùng cùng với các chất dinh dưỡng có trong tinh dịch.

Ngoài chứng tiểu buốt, tiểu rát, đi tiểu nhiều lần. Khi bị mắc bệnh lí này, anh em còn bị:

  • Chướng bụng dưới
  • Dương vật bị đau tức
  • Thường xuyên đau lưng, đau vùng chậu và lan rộng xuống vùng bẹn,
  •  Xuất tinh sớm và rối loạn chức năng sinh lý.

Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lí có thể gây ra các hệ lụy khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Viêm niệu đạo bệnh lý gây đái rắt đái buốt

Khi niệu đạo của bạn bị tổn thương và bị viêm nhiễm, triệu chứng đầu tiên của bệnh chính là tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.

Tiểu buốt có mùi hôi do viêm niệu đạo

Ngoài ra, người bệnh còn bị:

  • Sưng tấy đỏ lỗ niệu đạo
  • Hệ thống đường tiểu nóng rát, cảm giác đau đớn như bị dao cắt…
  • Khu vực niệu đạo của nam giới tiết dịch mủ màu vàng hoặc màu xanh
  • Nữ giới khi đi tiểu sẽ có cảm giác bị đau, vùng kín bị căng tức và nóng rát, dịch âm đạo ra nhiều kèm mùi hôi khó chịu.
  • Nước tiểu đục và có lẫn máu…

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lí có thể gây nên hiện tượng  tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Khi bị mắc bệnh, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết:

  • Đi tiểu ngắt quãng
  • Dòng nước tiểu thoát ra yếu,
  • Đi tiểu ra máu,
  • Bị sốt, …

Lý giải cho vấn đề này là do đường tiểu đã bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài qua niệu đạo sau đó chúng xâm nhập vào sâu bên trong đường tiết niệu, sinh sôi, phát triển và gây nên tình trạng viêm nhiễm tại đây.

Bệnh lậu

Neisseria Gonorrhoeae là vi khuẩn gây nên bệnh lậu- đây là bệnh xã hội có nguy hiểm. Bệnh dễ lây nhiễm khi có các hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ qua con (nếu sinh thường), hay có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hay sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bị mắc lậu cầu khuẩn.

Sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 6 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng lâm sàng của bệnh như:

  • Bị rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có mùi khai nồng và có lẫn mủ
  • Cuối bãi nước tiểu thường có máu
  • Lỗ niệu đạo của nam giới chảy dịch giống như nhựa chuối vào sáng sớm và có mùi hôi.
  • Ở nữ, dịch âm đạo ra nhiều, có mủ vàng và mùi hôi khó chịu
  • Người bệnh bị đau rát sau khi quan hệ tình dục

Viêm bể thận

Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh viêm bể thận. Bệnh lí xảy ra do hệ tiết niệu của các bạn bị viêm nhiễm nhưng không được điều trị dứt điểm. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công ngược dòng và gây viêm nhiễm.

Tiểu buốt có mùi hôi có nguy hiểm không?

Như trên bác sĩ Hương đã chia sẻ: Hiện tượng tiểu buốt, nước tiểu lại có mùi hôi là dấu hiệu của nhiều bệnh lí. Các bệnh lí này nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

  • Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng
  • Dễ đối mặt với nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm khác
  • Sức khỏe khả năng sinh sản của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm mà tiểu buốt, có mùi hôi gây ra. Ngay khi bản thân có các triệu chứng dưới đây. Các bạn hãy nhanh chân đi thăm khám và điều trị nhé!

  • Đi tiểu thường xuyên và liên tục nhưng nước tiểu không quá nhiều hoặc không có nước tiểu nhưng vẫn buồn tiểu
  • Mỗi lần tiểu, người bệnh có cảm giác bị đau lên tận óc, vùng kín bị đau rát khó chịu
  • Thường xuyên bị tiểu són
  • Nước tiểu có màu đục, sủi bọt, cuối bãi nước tiểu có máu
  • Một ngày có thể đi tiểu từ 13-15 lần/ngày
  • Sau khi đi tiểu thường có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy không còn nhiều sức lực để hoạt động các công việc khác.
  • Vùng bụng trước gần bàng quang, vùng lưng bị đau,
  • Thường bị sốt cao và ớn lạnh
  • Âm đạo bị ngứa, tiết dịch nhiều có mùi hôi
  • Đau rát khi quan hệ tình dục

Chữa tiểu buốt có mùi hôi như thế nào?

Tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu nhiều lần gây ra không ít phiền toái ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.  Chính vì thế, chữa tiểu buốt tiểu rắt như thế nào luôn là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Với mỗi nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt sẽ có cách chữa khác nhau. Các bạn có thể tham khảo các cách chữa tiểu buốt tiểu rắt sau:

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu nhiều lần bằng Đông y

Theo đông y, tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu nhiều lần là chứng bệnh của thận hư. Vì thế, các bài thuốc đông y để điều trị chứng bệnh này chính là đào thải độc tố trong cơ thể đồng thời bồi bổ thận.

Người bệnh có thể điều trị chứng bệnh này bằng:

  • Ăn sống, hoặc uống nước ép bí đao hàng ngày- Đây là cách chữa tiểu buốt tiếu rắt khá hiệu quả lại đơn giản dễ sử dụng. Người bệnh nên kiên trì sử dụng phương pháp này mới thấy hiệu quả.
  • Uống nước bột sắn dây- một loại thực phẩm rất tốt cho bàng quang. Công dụng sắn dây chính là thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu.

Sử dụng thuốc tây để chữa chứng tiểu buốt- tiểu rắt

Đây là một trong những phương pháp điều trị tiểu buốt tiểu rắt rất hiệu quả, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng.

Thuốc tây y điều trị chứng bệnh tiểu buốt tiểu rắt thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm đặc hiệu.

Phương pháp này áp dụng cho người bị tiểu rắt, tiểu buốt do các bệnh lý về nam khoa, phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh ở mức độ nhẹ, chưa gây ra các biến chứng.

Dùng thuốc Tây y cũng là một trong những cách chữa bệnh đi tiểu rắt ở nam giới và nữ giới hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Các loại thuốc chữa bệnh đái rắt thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị các bệnh lý gây nên tình trạng này.

Chữa tiểu buốt có mùi hôi bằng thuốc tây y

Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao?. Người bệnh cần phải có sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. Tránh trường hợp sử dụng sai thuốc sẽ khiến mức độ của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, đồng thời người bệnh còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hại khác. Gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Chữa tiểu buốt- tiểu rắt bằng phương pháp ngoại khoa

Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân bị mắc bệnh ở mức độ nặng, việc sử dụng thuốc đã không có tác dụng.

Các phương pháp ngoại khoa để chữa tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu nhiều lần có thể là phương pháp DHA (điều trị bệnh lậu); hay phẫu thuật cho bệnh nhân bị sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam), viêm lộ tuyến tử cung và u xơ cổ tử cung (ở nữ giới).

Dù điều trị tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu nhiều lần bằng phương pháp nào. Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi, có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại để thăm khám và điều trị.

Biện pháp phòng tránh hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt nước tiểu có mùi hôi

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do tiểu rắt, tiểu buốt nước tiểu có mùi hôi gây ra. Các bạn nên:

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
  • Mặc quần áo rộng rãi được làm bằng chất liệu cotton
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích nhất là vào buổi tối
  • Quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn
  • Không nên vận động quá mạnh
  • Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng và đồ ăn có nhiều đường.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách
  • Thăm khám nam khoa, phụ khoa định kỳ và thường xuyên.

Mong rằng với những thông tin mà bác sĩ Hương vừa cung cấp ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu buốt có mùi hôi. Nếu như còn băn khoăn hay thắc mắc nào. Các bạn hãy gọi đến số 033.224.6037 để được bác sĩ tư vấn cụ thể và trực tiếp.