Các đường lây truyền bệnh giang mai
Thông qua hệ thống tư vấn trực tiếp của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang, các chuyên gia nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến bệnh giang mai như nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả. Trong đó, các đường lây lan bệnh giang mai được mọi người đặc biệt quan tâm và cần được tư vấn nhiều nhất. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về các con đường lây lan bệnh giang mai, bài viết sau sẽ nói rõ hơn về điều này.
Giang mai được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, và xoắn khuẩn Treponema pallidum chính là thủ phạm gây bệnh. Giang mai có thể gây nên những biến chứng hết sức khó lường như: gây suy giảm chức năng thị giác, ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu như viêm tắc nghẽn động mạch chủ, u động mạch chủ… Khi ở giai đoạn nặng có thể bị bại liệt toàn thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống… Trước những tác hại mà bệnh mang lại thì khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường trên cơ thể, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy liên quan đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia y tế, xoắn khuẩn giang mai có thể sống dai dẳng ở những nơi ẩm ướt như vùng kín nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể. Xoắn khuẩn gây giang mai có tính lây nhiễm cao và lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy, nắm được thông tin về các đường lây lan bệnh giang mai là điều rất quan trọng. Cụ thể :
Các đường lây truyền bệnh giang mai
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lây nhiễm bệnh giang mai. Bởi khi quan hệ với bạn tình mắc bệnh giang mai mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì xoắn khuẩn giang mai dễ dàng xâm nhập, lây truyền sang bạn tình. Ngoài ra, các hình thức quan hệ tình dục không an toàn khác như quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn, miệng đều là nơi xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập từ người này sang người khác.
- Lây nhiễm qua đường máu: Rất nhiều người mắc bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh không nhận thấy các triệu chứng rõ ràng của bệnh nhưng trong máu của họ đã tồn tại xoắn khuẩn giang mai. Nếu như đi hiến máu và người nhận truyền máu của những bệnh nhân giang mai thì họ sẽ nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Do đó bạn nên kiểm tra máu trước khi hiến máu và không dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: Khi đang mang thai nếu người mẹ bị giang mai có thể lây bệnh cho thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở. Xoắn khuẩn giang mai thông qua nhau thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ bị giang mai bẩm sinh. Ở trường hợp này trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, đẻ non. Vì vậy khi biết mắc bệnh giang mai phụ nữ không nên mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe sinh sản.
- Lây nhiễm do tiếp xúc: Nếu bạn tiếp xúc vào những vết thương hở của người mắc bệnh giang mai thì rất dễ bị nhiễm bệnh vì mầm bệnh có ở da nhiều nhất. Vì vậy người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân không nên dùng chung đồ vật của nhau, tránh những va chạm dẫn đến chảy máu.
Trên đây là một số con đường lây lan bệnh giang mai mà bạn đọc nên chú ý. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, sống chung thủy và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó khi mắc bệnh thì bạn không nên e ngại, tự ti mà giấu bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Khang để khám và điều trị bệnh. Bởi mọi thông tin của bạn luôn được bảo mật, chi phí chữa bệnh được niêm yết công khai giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí. Bên cạnh đó đội ngũ y, bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như giai đoạn phát triển của bệnh để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh
- Chi phí chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền
- Địa chỉ chữa giang mai uy tín ở TPHCM
Có Thể Bạn Quan Tâm